vĐồng tin tức tài chính 365

Cần lộ trình cho cây xăng xuất hóa đơn điện tử

2023-11-19 08:48
Nhân viên cửa hàng Petrolimex, đường Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình, TP.HCM làm hóa đơn điện tử cho khách hàng (ảnh chụp ngày 1-11) - Ảnh: HỮU HẠNH

Nhân viên cửa hàng Petrolimex, đường Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình, TP.HCM làm hóa đơn điện tử cho khách hàng (ảnh chụp ngày 1-11) - Ảnh: HỮU HẠNH

Rất nhiều cây xăng không thể đáp ứng điều kiện này trong thời gian ngắn, có nguy cơ phải đóng cửa khi xin cấp lại giấy phép.

Vì vậy, lộ trình do Bộ Tài chính soạn hướng dẫn thực hiện nghị định 80 mà Chính phủ mới ban hành sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh xăng dầu thời gian tới.

Nhiều cây xăng có nguy cơ đóng cửa

Nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu cũng cho rằng việc áp dụng quy định về hóa đơn điện tử là quy định của Nhà nước nên họ sẽ tuân theo, nhưng cần có thời gian và lộ trình phù hợp.

Anh Đức - một thương nhân kinh doanh xăng dầu ở Hà Nội - cho biết đặc thù của ngành xăng dầu khác với các hệ thống bán lẻ khác nên không dễ áp dụng chuyển đổi từ hóa đơn thường sang hóa đơn điện tử có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế.

Bởi để thiết lập hóa đơn điện tử và kết nối dữ liệu từ cột bơm xăng đến cơ quan thuế, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư hạ tầng, thiết bị. Bao gồm phần mềm kết nối, các thiết bị tính toán dữ liệu, in sao hóa đơn... lên tới cả trăm triệu đồng. 

Trong khi đó, hầu hết người dân hiện nay mua xăng không có nhu cầu lấy hóa đơn, nên việc lắp đặt thiết bị chủ yếu phục vụ công tác quản lý của cơ quan nhà nước. Theo tính toán, với đặc thù ngành xăng dầu và hiện trạng hệ thống phân phối xăng dầu hiện nay, về mặt kỹ thuật, khi triển khai thực hiện kết nối hóa đơn điện tử các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nhiều hệ thống. 

Cụ thể gồm phần mềm kết nối có chi phí 30 triệu đồng/cửa hàng; thay thế cột bơm xăng dầu với chi phí 135 triệu đồng/cột bơm 1 vòi và 500 triệu đồng cột bơm 6 vòi; thay thế phần cứng là bộ đầu tính để đo đếm, có chi phí 40 - 50 triệu đồng/cột bơm.

Theo Bộ Công Thương, trung bình một cửa hàng với 2 cột bơm sẽ đầu tư, thay thế mới chi phí khoảng 300 triệu đến hơn 1 tỉ đồng; thay thế phần cứng từ 120 - 130 triệu đồng, chưa gồm chi phí giao dịch phát sinh cho từng lần xuất hóa đơn. 

Vì vậy, bộ này cho rằng việc áp dụng ngay quy định hóa đơn điện tử và kết nối hóa đơn điện tử với cơ quan thuế sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, đứt nguồn cung, ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn.

Đáng lo ngại hơn là trong trường hợp xem đây là điều kiện bắt buộc trong cấp phép kinh doanh với cửa hàng bán lẻ xăng dầu, sẽ có số lượng lớn các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải ngưng hoạt động.

Theo báo cáo nhanh của 35/63 sở công thương các tỉnh thành trên cả nước, số cửa hàng có giấy phép kinh doanh sắp hết hiệu lực và phải xin cấp mới là 1.894 cửa hàng (chiếm gần 20%). Riêng quý 1-2024 có 752 cửa hàng ở 35 tỉnh thành nếu phải thực hiện quy định hóa đơn điện tử, có thể sẽ phải dừng hoạt động.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, nhiều nước trên thế giới cũng gặp không ít khó khăn khi áp dụng đồng bộ hóa đơn điện tử và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. 

Do đó, để triển khai trên toàn hệ thống 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, Bộ Tài chính cần có nghiên cứu đánh giá tác động kỹ lưỡng, xây dựng lộ trình triển khai thực hiện cho phù hợp với đặc thù ngành xăng dầu.

Lộ trình ra sao?

Nghị định 80 của Chính phủ nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu vừa được ban hành sau nhiều tháng lấy ý kiến, trong đó có nội dung yêu cầu triển khai thực hiện hóa đơn điện tử. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một đại diện của Bộ Công Thương cho hay thực ra quy định về triển khai hóa đơn điện tử với bán lẻ xăng dầu đã có trong Luật Quản lý thuế và các nghị định hướng dẫn liên quan. Do đó, nghị định 80 chỉ nhấn mạnh lại yêu cầu này, trên cơ sở bổ sung thêm quy định về hóa đơn điện tử mà thương nhân bán lẻ phải thực hiện.

"Việc áp dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu là yêu cầu theo luật. Tuy nhiên, việc triển khai thế nào phải trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính, với lộ trình và cách thức thực hiện cho phù hợp năng lực của doanh nghiệp. Trên cơ sở hướng dẫn này, Bộ Công Thương sẽ có những biện pháp quản lý phù hợp" - vị này cho hay.

Theo ông Bùi Ngọc Bảo - chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, quy định của Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ 1-7-2022. Tuy nhiên, do nguồn lực và năng lực của các cây xăng có hạn, nên hiệp hội đã có kiến nghị xin lùi thời gian thực hiện.

Vì vậy, với quy định của nghị định 80 mới ban hành, sẽ là phù hợp để Bộ Tài chính có hướng dẫn lộ trình cụ thể cho doanh nghiệp triển khai đồng bộ.

Một thương nhân bán lẻ tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng cho hay hiện cơ quan thuế đang quản lý bằng hóa đơn đầu vào bắt buộc và hóa đơn đầu ra. 

Trong khi đó, chi phí để thực hiện theo quy định về hóa đơn điện tử rất lớn, sẽ tạo áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp xăng dầu khi hiện nay chiết khấu trồi sụt, kinh doanh kém hiệu quả, nên không dễ đầu tư để chuyển đổi...

Thống kê của Bộ Công Thương, hiện cả nước có hơn 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, phần lớn vẫn đang thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.

Việc áp dụng hóa đơn điện tử mới chỉ có Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) triển khai với hơn 2.700 cửa hàng. Kể cả doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) hay Công ty Xăng dầu quân đội (Mipecorp) vẫn trong quá trình nghiên cứu giải pháp kỹ thuật.

Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cũng khuyến nghị việc triển khai có thể áp dụng thí điểm ở các doanh nghiệp có năng lực, tiềm lực, có hệ thống cửa hàng tập trung ở các khu đô thị, vùng đồng bằng. 

Tiếp đó, chính sách này sẽ triển khai mở rộng ra các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi. Đồng thời, cần có hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi sử dụng hóa đơn, thực hiện lắp đặt đồng bộ hệ thống thiết bị, cũng như khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hóa đơn điện tử trong mua bán xăng dầu...

Giá xăng dầu ra sao, chờ đến thứ năm!

Theo nghị định 80 của Chính phủ vừa ký ban hành ngày 17-11 và có hiệu lực kể từ ngày ký, kỳ điều hành giá xăng dầu sẽ rút ngắn từ 10 ngày còn 1 tuần, ấn định vào thứ năm hằng tuần (trừ ngày lễ, Tết sẽ có lịch thay đổi điều hành giá tương ứng). Như vậy, dự kiến kỳ điều hành xăng dầu đầu tiên khi áp dụng nghị định mới sẽ vào thứ năm tuần sau (ngày 23-11).

Nghị định mới cũng cho phép đại lý kinh doanh xăng dầu được lấy xăng dầu từ tối đa ba nguồn. Hình thức tổng đại lý bán lẻ xăng dầu sẽ bị bãi bỏ nhằm giảm bớt khâu trung gian trong hệ thống phân phối xăng dầu.

Hàng loạt cây xăng có thể đóng cửa nếu áp dụng ngay quy định về hóa đơn điện tửHàng loạt cây xăng có thể đóng cửa nếu áp dụng ngay quy định về hóa đơn điện tử

Theo Bộ Công Thương, việc áp dụng ngay quy định hóa đơn điện tử và kết nối hóa đơn điện tử với cơ quan thuế sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, đứt nguồn cung, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.

Xem thêm: mth.79554752281113202-ut-neid-nod-aoh-taux-gnax-yac-ohc-hnirt-ol-nac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần lộ trình cho cây xăng xuất hóa đơn điện tử”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools