vĐồng tin tức tài chính 365

Từ bác sĩ quân y trở thành giảng viên đại học

2023-11-19 17:19
Bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Sơn khi làm giảng viên khoa y Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng - Ảnh: M.G.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Sơn khi làm giảng viên khoa y Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng - Ảnh: M.G.

Dạy cho người ở bệnh viện, nói chuyện không ít nơi, chia sẻ kinh nghiệm với nhiều người, nhưng đây là lần đầu tiên bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Sơn đứng trên giảng đường đại học với tư cách giảng viên cơ hữu.

Bác sĩ ở Trường Sa

Bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Sơn (chuyên ngoại tổng quát) hiện là giảng viên bộ môn ngoại, khoa y Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng. Ông mới trở thành giảng viên cơ hữu của trường khoảng 2 tháng nay. 

Đây là lần đầu tiên ông làm giảng viên chính thức ở một trường đại học. Ông vừa giảng dạy trên lớp, hướng dẫn thực hành, đưa sinh viên đi bệnh viện, vừa tiếp tục hành nghề y.

Ông chia sẻ từ nhỏ đã thích đọc sách báo liên quan đến lịch sử, quân đội. Ông khát khao trở thành bác sĩ nhưng phải là bác sĩ quân y.

Sau 6 năm học bác sĩ đa khoa ở Học viện Quân y, năm 1992 ông ra trường và được phân công nhiệm vụ về Bệnh viện 1/5 Hải Quân. Theo quy định, mỗi bệnh viện trong quân đội cử một kíp y bác sĩ luân phiên gồm một bác sĩ, một y sĩ và một y tá làm nhiệm vụ ở các đảo nổi Trường Sa, Khánh Hòa.

Bệnh viện 1/5 Hải Quân đảm nhận một đảo và kíp của bệnh viện là thượng úy bác sĩ Vũ Sơn được cử làm bệnh xá trưởng tại đảo Song Tử Tây cùng với một đại úy y sĩ và một thượng sĩ y tá trong những năm 1995.

Ông nhớ thời ấy ở đảo còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Màu xanh ở đảo chỉ là cây phong ba, cây bàng vuông và cụm hoa muống biển. Ở đảo không có xét nghiệm, không chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán chức năng như trong đất liền và cũng không có điện thoại như bây giờ. Tất cả dựa vào kỹ năng lâm sàng của bác sĩ. Gần 2 năm ở đảo xa, ông thấy mình trưởng thành hơn.

"Giữa khó khăn thiếu thốn, mỗi ca mổ thành công, tôi và kíp quân y không chỉ hạnh phúc vì đã hoàn thành nhiệm vụ cứu người, mà đó còn là động lực thúc đẩy tinh thần lương y của mình. 

Khi vào bờ, tôi cảm thấy sao cuộc đời này đáng sống đến thế. Môi trường rèn luyện quân đội và hai năm ở đảo đã tôi luyện, giúp tôi yêu đời, yêu nghề, sống yêu thương và tích cực… giúp tôi trưởng thành. Nhiều đồng đội, chiến sĩ khác lúc đó và hiện nay vẫn đang ở vùng biên giới hải đảo, hy sinh thanh xuân của mình cho đất nước và cho chúng ta" - bác sĩ Sơn chia sẻ.

Khi là bác sĩ, ông đã nhiều lần làm "thầy giáo" cho người trong bệnh viện và bên ngoài. Nhưng ông nói là người lính, là bác sĩ với 30 năm trải nghiệm nghề nghiệp, ông vẫn muốn một lúc nào đó được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và đam mê của mình cho nhiều người hơn. Điều này sẽ giúp ích nhiều hơn cho những đồng nghiệp tương lai của mình.

Vậy là ông quyết định làm giảng viên đại học.

Phải học liên tục

Bác sĩ Vũ Sơn (giữa) khi làm nhiệm vụ tại đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa - Ảnh: NVCC

Bác sĩ Vũ Sơn (giữa) khi làm nhiệm vụ tại đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa - Ảnh: NVCC

Nói về lựa chọn nghề giáo, ông chia sẻ một phần ảnh hưởng từ mong muốn của ba mẹ, một phần vì bản thân. Ông nói vẫn đam mê ngành y nhưng khi làm giảng viên, được truyền đam mê ấy cho những người trẻ, ông thấy cuộc sống của mình thú vị, tươi trẻ hơn.

"Tôi cảm thấy vui hơn khi chia sẻ kiến thức với sinh viên. Tôi thấy được hoài bão và mong muốn cống hiến của họ. Nó giúp tôi thấy lại bản thân mình cách đây mấy chục năm" - ông tâm sự.

Ông quan niệm y khoa là một ngành đặc biệt. Người thầy ngành y, trước hết nên là một thầy thuốc. Họ có trải nghiệm, có cứu người, thực hành nhiều. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảng dạy, hướng dẫn sinh viên.

Nhiều năm làm nghề y, giờ làm thầy, ông luôn tâm niệm phải học, cập nhật kiến thức liên tục. Đối với ông, máy móc hư có thể mất vài ngày để sửa; kiến thức và phương pháp không cập nhật thì cực kỳ nguy hiểm.

Giờ ông được làm cả hai công việc mình thích: bác sĩ và giảng viên. Với ông, hai công việc bổ sung cho nhau. Làm giảng viên được chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều người hơn, có nhiều điều kiện để nghiên cứu. Làm bác sĩ để vẫn tiếp tục sứ mệnh thầy thuốc của mình, vẫn trau dồi thực hành nghề nghiệp. 

"Để sau này có người gọi mình một tiếng thầy ơi ở một lúc nào đó, một nơi nào đó. Có lẽ đó sẽ là niềm vui của mình sau này" - ông Sơn nói.

Giảng viên nghiêm khắc, kỷ luật

Chia sẻ về người thầy của mình, Trương Hoàng Phúc, sinh viên năm 4 ngành y Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng, cho biết thầy Sơn là người nghiêm khắc và kỷ luật.

Thầy phụ trách nhóm thực hành của Phúc tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ngoài ân cần hỗ trợ, giải đáp thắc mắc trong quá trình học tập, thực hành, thầy còn hỏi sinh viên có vấn đề gì với bệnh nhân hay không. Thầy cũng hướng dẫn tận tình cách làm bệnh án.

"Thầy rất nghiêm khắc, kỷ luật trong quá trình học. Có lẽ kỷ luật là một trong những đặc thù của ngành y, thầy lại từng là bác sĩ quân y nên tính kỷ luật còn cao hơn và muốn rèn luyện điều này cho sinh viên" - Phúc chia sẻ.

Giám thị - Những thầy cô không đứng bục giảng - Kỳ 1: Vị thuyền trưởng hải quân trở về làm giám thịGiám thị - Những thầy cô không đứng bục giảng - Kỳ 1: Vị thuyền trưởng hải quân trở về làm giám thị

Thầy cô giám thị vẫn hay được hiểu nôm na như... "cảnh sát trưởng" trong các trường học phổ thông, chỉ biết quát mắng, ghi tên học sinh vi phạm, cấm vào trường khi đến muộn.

Xem thêm: mth.11811206191113202-coh-iad-neiv-gnaig-hnaht-ort-y-nauq-is-cab-ut/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Từ bác sĩ quân y trở thành giảng viên đại học”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools