vĐồng tin tức tài chính 365

Lên giảng đường với gói xôi chia đôi

2023-11-20 10:01
Nguyễn Phạm Bình An phụ sắp xếp, chuẩn bị cho một ngày rong ruổi mưu sinh bán vé số của ba - Ảnh: C.TRIỆU

Nguyễn Phạm Bình An phụ sắp xếp, chuẩn bị cho một ngày rong ruổi mưu sinh bán vé số của ba - Ảnh: C.TRIỆU

Bữa nào nhịn đói đi học, trưa cũng chỉ dám gọi phần cơm sinh viên giá rẻ nhất.

Bình An kể sau hôm nhận giấy báo trúng tuyển ngành điều dưỡng, khoa y ĐH Quốc gia TP.HCM, hơn chục đêm liền bạn không chợp mắt được khi nghĩ về những tháng ngày sinh viên phía trước.

Mình không sợ đói, phải dậy từ 5h đi học cũng không lo mệt, chỉ sợ lỡ học giữa chừng mà ba mẹ hay anh hai đau sẽ không thể tiếp tục học được nữa.

NGUYỄN PHẠM BÌNH AN

Đốm sáng duy nhất

Sau trận mưa chiều, con đường dẫn vào ngôi nhà nhỏ của gia đình Bình An tại xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn (TP.HCM) càng dễ trơn trượt. Ấy vốn là căn phòng trọ được người chủ cũ thương tình bán rẻ lại cho nhà An khá lâu rồi.

Ngoài chiếc tủ lạnh mua trả góp mãi chưa xong, vật dụng trong nhà nếu không mua góp cũng là đồ được cho hoặc mua ve chai rồi tân trang lại xài. Thứ giá trị nhất với ba mẹ An - ông Nguyễn Minh Lợi (60 tuổi) và bà Phạm Thị Tuyết (52 tuổi) - là hai chiếc xe ba bánh được người dân trong vùng tặng để ông bà đi bán vé số dạo nuôi sống cả nhà bốn miệng ăn.

Gần 25 năm trước, ông bà gặp nhau khi cùng làm công nhân nhà máy thuốc lá. Chung cảnh đôi chân không lành lặn vì bị sốt bại liệt từ bé khiến họ dần cảm mến, quyết định gắn bó cuộc đời cùng nhau.

Ba năm sau ngày thành hôn, cậu con trai đầu lòng Minh Lộc chào đời. Ông đặt cái tên ấy vì như món lộc trời cho. Nhìn cơ thể Lộc toàn vẹn, hai vợ chồng mừng lắm. Song niềm vui chợt tắt khi bác sĩ thông báo Lộc bị chậm phát triển trí tuệ. Năm nay 21 tuổi nhưng Lộc mới đang học lớp 10.

Nhìn đứa con tội nghiệp quằn quại mỗi khi đau bệnh, bao lần ông Lợi tự trách mình giá mà đừng lấy vợ, sinh con. Ba năm sau ngày sinh Lộc, vợ chồng ông đón cô con gái Bình An kháu khỉnh, hoàn toàn khỏe mạnh.

Hai ông bà gửi mong cầu con gái lớn lên sẽ không ốm đau, bệnh tật, bình an như cái tên đặt cho con. "Tôi luôn dặn con phải sống thật vui vẻ, cố gắng học và học thay cho cả gia đình vì con bé là đốm sáng duy nhất trong gia đình", ông Lợi chia sẻ.

Ngập ngừng trước cổng giảng đường

Ngày Bình An nhận giấy báo trúng tuyển, cả nhà ôm nhau khóc. 12 năm đèn sách, An đã chạm một tay vào giấc mơ đời mình, trở thành tân sinh viên đúng ngành cô mong ước. Cô con gái tuổi 18 ấy gánh sứ mệnh học hành của gia đình vì là người duy nhất còn khả năng để bứt phá, để học, để thay đổi bản thân, cũng là hy vọng đổi thay của cả nhà.

Hai vợ chồng vui mừng chảy nước mắt vì con gái đỗ đại học. Nhưng ấy cũng là những giọt nước mắt lo lắng, có phần bất lực khi nhìn thấy số tiền cần chuẩn bị nhập học đến hơn 21 triệu đồng trong giấy báo trúng tuyển.

Con số ấy cứ như dòng nước lạnh tạt thẳng vào đốm lửa hy vọng mới vừa lóe lên trước đó chưa lâu khi con gái báo tin đậu đại học.

Thực tại đôi khi thật tàn nhẫn, kéo mỗi người trở về với những khó khăn trước mắt. Bình An lặng lẽ vào phòng đóng cửa khóc. Ngồi ngoài nhà, ông Lợi rầu rĩ nhìn trời mưa lâm râm. Bà Tuyết cũng hai hàng nước mắt đầm đìa gò má.

Số tiền ấy quá lớn, quá sức với công việc bán vé số kiếm sống hằng ngày của ông bà. Ông Lợi càng hiểu rõ khi đi học, số tiền không chỉ dừng lại nhiêu đó.

Nhưng cũng phải tính cách, cả nhà họp lại sau đó ba hôm. Không đợi ba mẹ lên tiếng, An nói sẽ nghỉ học, kiếm việc đi làm. An đủ lớn để hiểu gia cảnh của mình, hiểu luôn nỗi chật vật của cả nhà nếu mình đi học. 

Khoản tiền lời chẳng là bao của hơn 200 tờ vé số ba mẹ bán mỗi ngày nội lo sinh hoạt cả nhà đã chật vật lắm rồi. Chưa kể anh trai còn hay đau ốm, rồi cha mẹ gặp tai nạn trên đường buôn bán.

Bình An xin vào làm ở tiệm trà sữa cách nhà chừng 5km. An đam mê ngành điều dưỡng cũng bởi những tháng ngày phải chăm ba mẹ, anh hai nằm viện. Mấy đêm liền mất ngủ, An lên mạng tìm thông tin coi trường cao đẳng, trung cấp nào có đào tạo ngành điều dưỡng như một cách xoa dịu chính mình.

Câu chuyện "con bé An hiếu thảo nhà ông Lợi" chắc phải nghỉ học vì nhà không có tiền đóng học phí bắt đầu truyền đi khắp vùng. Nhiều người thương tình nên cũng ghé mua ủng hộ vé số cho hai vợ chồng nhiều hơn chút.

Nghĩ mãi không thể để con gái từ bỏ ước mơ, bà Tuyết đánh liều tìm đến một số người quen xin vay. Hỏi năm bảy người, cuối cùng người mẹ nghèo cũng gom góp đủ khoản tiền ban đầu cho con gái kịp làm thủ tục đăng ký nhập học. Trước mắt cứ tạm thời là thế!

Còn cả nhà đã bàn bạc, đi hỏi thăm để khi An quen với giảng đường sẽ làm thủ tục xin vay vốn sinh viên. "Phần để trả bớt khoản vay ban đầu, phần để dành cho đợt đóng học phí tiếp theo", bà Tuyết tính.

Khó nghèo không nhụt chí

Cô Bùi Thị Hiền - giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (huyện Hóc Môn, TP.HCM) - khẳng định hoàn cảnh khó nghèo chưa bao giờ là lý do khiến Bình An nhụt chí hay lơ đãng việc học. 12 năm chưa một ngày biết đến lớp học thêm nhưng kết quả học tập của An luôn đạt loại khá, giỏi.

Cô Hiền nói các bạn học cùng lớp, rồi các phụ huynh, một số nhà hảo tâm vẫn thường âm thầm tìm cách hỗ trợ cho Bình An các khoản phí, tặng học bổng. "Chúng tôi cũng đề xuất nhà trường xem xét miễn giảm, tạo điều kiện để gia đình An được chậm đóng học phí hoặc đóng thành nhiều đợt cho bớt áp lực", cô Hiền chia sẻ.

Lên giảng đường với gói xôi chia đôi - Ảnh 5.

Cha liệt đôi chân truyền cảm hứng cho 5 con học hành tới nơi tới chốnCha liệt đôi chân truyền cảm hứng cho 5 con học hành tới nơi tới chốn

Bị liệt đôi chân từ bé, nhưng ông Nguyễn Văn Sinh (54 tuổi, ở xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) không đầu hàng số phận. Ông luôn nỗ lực vươn lên, cùng vợ nuôi 5 con ăn học đến nơi đến chốn.

Xem thêm: mth.74550332291113202-iod-aihc-iox-iog-iov-gnoud-gnaig-nel/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lên giảng đường với gói xôi chia đôi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools