vĐồng tin tức tài chính 365

Ác mộng của Satya Nadella mang tên ChatGPT: Bơm hơn 13 tỷ USD nhưng bị 'vượt mặt', lo sợ đối thủ nẫng tay trên với Sam A

2023-11-20 13:04
Ác mộng của Satya Nadella mang tên ChatGPT: Bơm hơn 13 tỷ USD nhưng bị 'vượt mặt', lo sợ đối thủ nẫng tay trên với Sam Altman - Ảnh 1.

Tờ Business Insider (BI) nhận định nếu nhà sáng lập Sam Altman rời khỏi OpenAI thì chính Microsoft của CEO Satya Nadella sẽ là bên chịu tổn thất nặng nhất.

Đầu tiên, cựu CEO của OpenAI này chắc chắn sẽ thành lập một startup mới về trí thông minh nhân tạo và kéo toàn bộ nguồn nhân lực ủng hộ ông về công ty mới. Hàng loạt những lãnh đạo và chuyên gia nghiên cứu trong OpenAI như Vinod Khosla của quỹ Khosla Ventures, nhà đồng sáng lập Greg Broskman đều đã tỏ rõ thái độ sẽ theo chân Sam nếu ông thành lập công ty mới.

Tờ The Information cho hay hiện 3 chuyên gia hàng đầu của OpenAI bao gồm giám đốc nghiên cứu Jakub Pachocki, trưởng nhóm đánh giá nguy cơ tiềm tàng của AI Aleksander Madry và nhà nghiên cứu Szymon Sidor đã làm việc 7 năm tại công ty, đều đã quyết định ra đi nhưng chưa công bố chính thức.

Ác mộng của Satya Nadella mang tên ChatGPT: Bơm hơn 13 tỷ USD nhưng bị 'vượt mặt', lo sợ đối thủ nẫng tay trên với Sam Altman - Ảnh 2.

Động thái này theo tờ BI là sẽ gây thiệt hại nặng cho Microsoft, hãng đã đổ 13 tỷ USD cho OpenAI và đang dẫn đầu cuộc đua về công nghệ AI. Đó là chưa kể hàng loạt những đối thủ như Alphabet (Google), Meta (Facebook) hay thậm chí là tỷ phú Elon Musk cũng đang nhòm ngó cơ hội trong mảng kinh doanh này, qua đó chiêu mộ nhân tài từ OpenAI về.

"CEO Nadella nhận ra việc để mất Sam Altman khỏi OpenAI sẽ tạo nên những hệ lụy khôn lường và rõ ràng Hội đồng quản trị công ty đã vượt mặt ông để ra quyết định này. Bởi vậy những hậu quả phản tác dụng đang diễn ra khi sức ép thay đổi quyết định sa thải cũ ngày một dâng cao, nhất là từ Microsoft", chuyên gia phân tích Dan Ives của Webush nhận định.

Theo BI, Microsoft đang nắm giữ lượng lớn cổ phần của OpenAI, có nguồn tin cho rằng tỷ lệ là 49% và có tiếng nói cực kỳ lớn trong doanh nghiệp AI này.

Tuy nhiên, trong khi CEO Satya Nadella hướng đến thương mại hóa để kiếm lợi nhuận từ công nghệ mới thì một bộ phận "đảo chính" lại Sam Altman lại là những người không muốn AI bị phát triển quá đà do lo sợ một tương lai máy móc vượt qua con người.

Ban đầu, OpenAI được thành lập như một tổ chức phi lợi nhuận và cấu trúc điều hành của hãng vẫn được giữ vững cho đến tận hiện nay. Hội đồng quản trị của doanh nghiệp này sẽ bao gồm 6 người dù họ không hề nắm giữ bất kỳ cổ phần nào trong công ty. Bởi vậy chỉ cần bỏ phiếu đa số là ngay cả nhà sáng lập như Sam Altman cũng có thể bị sa thải.

Ác mộng của Satya Nadella mang tên ChatGPT: Bơm hơn 13 tỷ USD nhưng bị 'vượt mặt', lo sợ đối thủ nẫng tay trên với Sam Altman - Ảnh 3.

Vượt mặt

Theo nguồn tin của BI, Hội đồng quản trị OpenAI chỉ thông báo việc sa thải Sam Altmn vài phút trước khi công bố chính thức. Trước sự việc đã rồi, Microsoft buộc phải tuyên bố ủng hộ dàn lãnh đạo mới nhằm trấn an công chúng, nhưng CEO Satya Nadella lại âm thầm gây sức ép đưa nhà sáng lập trở lại.

"Mối lo lắng lớn nhất của CEO Satya Nadella là Sam Altman sẽ ký kết hợp tác với Google hoặc Amazon. Nếu điều đó xảy ra thì chẳng khác gì cơn ác mộng với Microsoft", chuyên gia Ives nhận định.

Rất rõ ràng, với danh tiếng của mình, Sam Altman hoàn toàn có thể nhận được những lời mời gọi đầu tư cực kỳ hấp dẫn từ những ông lớn cũng đang chạy đua với Microsoft trong mảng AI.

Tuy nhiên vấn đề Sam Altman hợp tác với đối thủ chưa phải điều khiến CEO Satya Nadella quan ngại nhất. Hiện Microsoft đang phụ thuộc rất nhiều vào OpenAI cho hàng loạt sản phẩm AI của mình mà không hề có bất kỳ một phương án dự phòng nào.

Vào đầu tháng 11/2023, tập đoàn này đã có hơn 100 tuyên bố tương tác, sử dụng công nghệ của OpenAI để phát triển những sản phẩm, dịch vụ dùng AI trong hệ sinh thái của mình. Từ các công cụ, phần mềm cho đến mảng điện toán đám mây.

Bởi vậy nếu OpenAI gặp trục trặc, Microsoft sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để dọn dẹp, tuyển dụng, gây dựng và phát triển lại công nghệ AI của mình, tạo cơ hội cho đối thủ vượt mặt.

Tình huống trớ trêu

Áp lực là vậy nhưng CEO Satya Nadella lại chẳng thể quyết định ngay được số phận của Sam Altman. Cấu trúc đặc biệt của OpenAI khiến Microsoft chỉ có quyền phân chia lợi nhuận chứ không được can thiệp vào Hội đồng quản trị, dù tập đoàn đã đầu tư 13 tỷ USD vào đây.

Dẫu vậy, nhà lãnh đạo Microsoft vẫn có thể gây sức ép rất lớn để đem Sam Altman quay lại.

Hiện vẫn chưa rõ OpenAI kinh doanh cụ thể ra sao nhưng theo nhiều ước tính, hãng này đem về doanh thu khoảng 80 triệu USD/tháng và đang tiến tới mốc 1 tỷ USD cho cả năm 2023.

Trước đó vào năm 2022, OpenAI có doanh thu chưa đến 30 triệu USD và lỗ đến 540 triệu USD. Nếu hãng tiếp tục thua lỗ trong năm nay thì việc phải phụ thuộc và "nghe lời" CEO Satya Nadella là điều hiển nhiên.

Bên cạnh đó, OpenAI cũng đang tăng lương để hút nhân tài AI từ các đối thủ như Google, Meta về làm việc. Người khởi xướng việc lật đổ Sam Altman, nhà đồng sáng lập và chuyên gia khoa học trưởng Ilya Sutskever của OpenAI đã nhận được mức lương 1,9 triệu USD năm 2016. Con số đó chắc chắn đã cao hơn nhiều sau thành công của ChatGPT.

Ngoài ra, việc vận hành các trung tâm dữ liệu phân tích AI cũng rất tốn kém. Chính Sam Altman đã từng thừa nhận việc xây dựng, đào tạo mô hình GPT 4 mới nhất của OpenAI đã khiến hãng tiêu tốn hơn 100 triệu USD.

Ác mộng của Satya Nadella mang tên ChatGPT: Bơm hơn 13 tỷ USD nhưng bị 'vượt mặt', lo sợ đối thủ nẫng tay trên với Sam Altman - Ảnh 4.

Thậm chí ngay cả ChatGPT nổi tiếng cũng khiến hãng tiêu tốn hơn 700.000 USD/ngày tính đến tháng 4/2023 cho các chi phí sử dụng tài nguyên điện toán đám mây, lưu trữ dữ liệu...

Một yếu tố nữa khiến OpenAI khá phụ thuộc vào Microsoft là hệ thống điện toán đám mây. Hãng này phụ thuộc hoàn toàn vào các trung tâm dữ liệu điện toán đám mây của Microsoft.

Xin được nhắc rằng cuộc chạy đua xây dựng các trung tâm dữ liệu dùng chip xử lý GPU đang cực kỳ nóng với hàng chục triệu khách hàng sẵn sàng chi tiền đầu tư. Điều này đồng nghĩa OpenAI khó có thể đổi dịch vụ điện toán đám mây của mình sang bên khác một cách dễ dàng.

*Nguồn: Fortune, BI

Xem thêm: nhc.367630401021132881-namtla-mas-iov-nert-yat-gnan-uht-iod-os-ol-tam-touv-ib-gnuhn-dsu-yt-31-noh-mob-tpgtahc-net-gnam-alledan-aytas-auc-gnom-ca/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ác mộng của Satya Nadella mang tên ChatGPT: Bơm hơn 13 tỷ USD nhưng bị 'vượt mặt', lo sợ đối thủ nẫng tay trên với Sam A”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools