vĐồng tin tức tài chính 365

Kịp thời nhận diện và đấu tranh có hiệu quả với những thủ đoạn mới của tội phạm

2023-11-21 12:25

Theo báo cáo gửi tới Quốc hội về công tác phòng chống tội phạm năm 2023, Chính phủ cho biết, thời gian qua đã chỉ đạo Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương liên quan ban hành, triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp nhằm kiềm chế sự gia tăng, kéo giảm số vụ phạm tội về trật tự xã hội (TTXH); tổ chức tấn công, trấn áp quyết liệt các loại tội phạm nổi lên, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để gây án, mua bán người, xâm hại trẻ em, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… qua đó, kịp thời nhận diện và đấu tranh có hiệu quả với những phương thức, thủ đoạn tội phạm mới nổi lên trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.

Lực lượng Công an đã điều tra, khám phá 39.256 vụ phạm tội về TTXH, đạt tỷ lệ 81,61%, trong đó án rất nghiêm trọng đạt 93,2%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,62%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao; triệt phá 603 băng, nhóm tội phạm xâm phạm TTXH, các vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận xã hội đều được khẩn trương điều tra làm rõ.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm còn nhiều diễn biến phức tạp, toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội về TTXH (tăng 18%), làm 1.200 người chết (tăng 12,89%), 9.436 người bị thương (tăng 4,76%), thiệt hại tài sản khoảng 13.252 tỷ đồng...

Nguyên nhân chủ yếu là do trạng thái xã hội bình thường trở lại hoàn toàn sau dịch Covid-19 với khó khăn về kinh tế - xã hội tác động đến đời sống, việc làm, thu nhập của một bộ phận nhân dân (so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm chưa có dịch bệnh, số vụ phạm tội về TTXH năm 2023 tăng 0,13%).

Nhóm tội phạm phức tạp trở lại là: Giết người, cố ý gây thương tích, xâm hại trẻ em, nhất là tội phạm giết người do mâu thuẫn, thù tức cá nhân, mâu thuẫn vay nợ, tranh chấp đất đai, tài sản, một số vụ do người tâm thần, người nghiện ma túy gây án.

Nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu (cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo) chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm, nổi lên là hành vi lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp, công ty luật dưới hình thức mua bán nợ, đòi nợ thuê để cưỡng đoạt tài sản; cướp tài sản tại chi nhánh ngân hàng, tiệm vàng; bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản; lừa đảo trên không gian mạng dưới nhiều hình thức đa dạng và thường xuyên thay đổi...

Tội phạm mua bán người, lừa đảo đưa người Việt Nam ra nước ngoài và cưỡng bức lao động, cưỡng ép tham gia các hoạt động lừa đảo trên không gian mạng diễn ra phức tạp.

Tội phạm chống người thi hành công vụ gia tăng, hành vi manh động, liều lĩnh, gây thương tích cho lực lượng thi hành công vụ...

Thời gian qua, Chính phủ cũng đã quán triệt, triển khai, thực hiện nghiêm túc các quan điểm, chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội về phòng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng.

Rà soát, khắc phục sơ hở, thiếu sót để phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đấu giá, bất động sản, mua sắm thuốc chữa bệnh, trang thiết bị y tế, thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đăng kiểm phương tiện cơ giới, đào tạo, sát hạch lái xe, hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài, hoạt động thương mại điện tử...

Chủ động nhận diện, phát hiện phương thức, thủ đoạn phạm tội mới trong các hoạt động kinh tế. Triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, đấu tranh các hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Phát hiện, điều tra xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực với phương châm “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn như vụ án Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC; vụ án Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh; vụ án Công ty Việt Á; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai và Công ty AIC...

Nhiều quan chức nhận hối lộ của Công ty AIC đã phải nhận mức án nghiêm khắc

Đã phát hiện 5.715 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế (nhiều hơn 11,69%), 793 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ (nhiều hơn 51,63%).

Tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn ra phức tạp; nổi lên là:

Các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm định an toàn phương tiện giao thông, đào tạo, sát hạch lái xe, khai thác tài nguyên, khoáng sản gây bức xúc dư luận;

Vi phạm quy định về quản lý tài sản công, đấu thầu, đấu giá với thủ đoạn thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư, nhà thầu với đơn vị thẩm định nhằm tham nhũng, trục lợi, chiếm đoạt tài sản Nhà nước;

Vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, có sự cấu kết giữa doanh nghiệp và cán bộ ngân hàng;

Tội phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương, chủ yếu là các sai phạm trong công tác thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và quản lý, sử dụng đất đai với mục đích trục lợi;

Tội phạm trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng, gây thiệt hại tài sản lớn; tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm cũng diễn ra phức tạp trên các tuyến, địa bàn trọng điểm…

Công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực
(CAO) Trong năm qua, tỷ lệ điều tra, khám phá các loại án rất nghiêm trọng đạt 93,2%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,62%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao.
 
Trà My

Xem thêm: lmth.955551_iom-mahp-iot-naod-uht-gnuhn-iov-auq-ueih-oc-hnart-uad-av-neid-nahn-ioht-pik/hnihc-nit/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Kịp thời nhận diện và đấu tranh có hiệu quả với những thủ đoạn mới của tội phạm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools