vĐồng tin tức tài chính 365

Hai phó chủ tịch SCB người nước ngoài giúp sức bà Trương Mỹ Lan rồi ‘biệt tích’

2023-11-23 07:35
Tòa nhà 193-203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM (tọa lạc phía sau trụ sở cũ của Ngân hàng SCB) - Ảnh: T.T.D.

Tòa nhà 193-203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM (tọa lạc phía sau trụ sở cũ của Ngân hàng SCB) - Ảnh: T.T.D.

Trong vụ án liên quan chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, có 45 lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB bị đề nghị truy tố 3 tội danh: tham ô tài sản; vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Lập khống hồ sơ giúp bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt cả trăm ngàn tỉ

Nhiều bị can là chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc nhiều thời kỳ của SCB và là "thân tín" được bà Trương Mỹ Lan sắp xếp vào các vị trí chủ chốt nhằm chi phối, lũng đoạn nhà băng này.

Kết quả điều tra xác định nhóm bị can là lãnh đạo, nhân viên SCB đã lập hồ sơ khống cho các khoản vay nhằm rút tiền từ ngân hàng phục vụ nhu cầu của bà Trương Mỹ Lan và "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát". 

SCB đã cho vay, giải ngân cho 1.366 khách hàng, trong đó liên quan trách nhiệm của Trương Mỹ Lan và đồng phạm vay 2.500 khoản với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng.

Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền chiếm đoạt của Ngân hàng SCB, qua đó chiếm đoạt số tiền hơn 304.000 tỉ đồng.

Ông Lee George Lam (sinh năm 1959, quốc tịch Canada) bị cáo buộc giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan - Ảnh: Bộ CA

Ông Lee George Lam (sinh năm 1959, quốc tịch Canada) bị cáo buộc giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan - Ảnh: Bộ CA

Trong số những người đã tích cực giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan "rút ruột" ngân hàng, xuất tiền khỏi SCB có 2 người đàn ông ngoại quốc là Lee George Lam và Henry Sun Ka Ziang.

Ông Lee George Lam (sinh năm 1959, quốc tịch Canada) làm việc tại SCB từ tháng 6-2012 đến ngày 19-1-2015, trải qua các vị trí thành viên rồi phó chủ tịch hội đồng quản trị.

Theo kết luận, ông Lee George Lam đã ký nhiều biên bản đồng ý cho 66 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" vay 68 khoản tại Ngân hàng SCB, có tổng dư nợ là hơn 53.000 tỉ. Trong đó, tổng giá trị tài sản bảo đảm các khoản vay mà ông ký các thủ tục hợp thức hơn 34.000 tỉ đồng.

Kết quả giám định cho thấy chữ ký trên các tài liệu phê duyệt cấp tín dụng các khoản vay cho "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" và bà Trương Mỹ Lan đúng của ông Lee George Lam.

Kết quả xác minh tại Ngân hàng SCB, kết quả nhận dạng của các bị can ở SCB, xác định Lee George Lam đã công tác tại nhà băng này.

Cơ quan điều tra cáo buộc có đủ căn cứ xác định Lee George Lam đã lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình để thực hiện hành vi giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi phạm tội, chiếm đoạt tiền của Ngân hàng SCB.

"Hành vi giúp sức của Lee George Lam thể hiện qua việc tham gia ký, phê duyệt các khoản vay của các cá nhân, pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát như trên không phải là hoạt động cho vay thông thường theo quy định của pháp luật; các hồ sơ vay vốn được lập khống nhằm hợp thức thủ tục để rút các khoản tiền ra khỏi Ngân hàng SCB, phục vụ cho mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan", kết luận nêu.

Cơ quan điều tra cáo buộc hành vi của Lee George Lam đã phạm vào tội "vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng", liên đới gây thiệt hại cho SCB số tiền gần 20.000 tỉ đồng, với vai trò đồng phạm giúp sức cho Trương Mỹ Lan.

Bỏ trốn ra nước ngoài

Một lãnh đạo SCB người nước ngoài khác bị xác định giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan là ông Henry Sun Ka Ziang (sinh năm 1957, quốc tịch Trung Quốc), cựu phó chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng.

Ông Henry Sun Ka Ziang khi nắm chức vụ trên tại SCB đã ký 487 biên bản họp, phiếu biểu quyết của hội đồng quản trị, đồng ý cho 356 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" vay 602 khoản với tổng dư nợ hơn 577.000 tỉ. Trong khi đó, tổng tài sản bảo đảm ở hiện tại của các khoản vay này chỉ hơn 115.000 tỉ đồng.

Kết quả giám định chữ ký đứng tên Henry Sun Ka Ziang trên các tài liệu phê duyệt cấp tín dụng các khoản vay cho Vạn Thịnh Phát là của cựu phó chủ tịch SCB người nước ngoài này.

Ông Henry Sun Ka Ziang bị xác định đã xuất cảnh ra nước ngoài bỏ trốn trước khi bị khởi tố - Ảnh: Bộ CA

Ông Henry Sun Ka Ziang bị xác định đã xuất cảnh ra nước ngoài bỏ trốn trước khi bị khởi tố - Ảnh: Bộ CA

Do đó, cơ quan điều tra cáo buộc ông Henry Sun Ka Ziang đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giúp sức tích cực cho bà Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi phạm tội, chiếm đoạt tiền của SCB.

Theo kết luận, việc ông Henry Sun Ka Ziang tham gia ký, phê duyệt các khoản vay của các cá nhân, pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát như trên không phải là hoạt động cho vay thông thường theo quy định của pháp luật. 

Thực chất, các hồ sơ vay vốn được lập khống để hợp thức thủ tục nhằm rút các khoản tiền ra khỏi SCB, phục vụ cho mục đích cá nhân của bà Trương Mỹ Lan.

Hành vi của ông Henry Sun Ka Ziang bị xác định liên đới gây thiệt hại cho SCB hơn 462.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên thời điểm cơ quan điều tra khởi tố bị can, cả hai lãnh đạo SCB người nước ngoài này đã xuất cảnh ra nước ngoài, không xác định được đang ở đâu. 

Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đối với cả hai bị can.

Sau khi điều tra và không rõ cả hai ông đang ở đâu, cũng như chưa có kết quả tương trợ tư pháp về hình sự, Bộ Công an ra quyết định tách vụ án hình sự Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, tạm đình chỉ điều tra đối với 2 lãnh đạo SCB người nước ngoài.

Hai cựu chủ tịch SCB đang bỏ trốn vẫn bị đề nghị truy tố

Ngoài hai người trên, Cơ quan điều tra cho biết còn 5 lãnh đạo SCB khác trong đó có hai chủ tịch ngân hàng này cũng đã xuất cảnh ra nước ngoài, bỏ trốn trước khi bị khởi tố. Những người này cũng bị cáo buộc giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hàng trăm ngàn tỉ của SCB.

Bộ Công an cũng phát lệnh truy nã với những người này gốm: Nguyễn Thị Thu Sương (cựu chủ tịch hội đồng quản trị SCB), Đinh Văn Thành (cựu chủ tịch hội đồng quản trị SCB), Chiêm Minh Dũng (cựu phó tổng giám đốc SCB), Trầm Thích Tồn (cựu thành viên hội đồng quản trị SCB) và Nguyễn Lâm Anh Vũ (cựu phó giám đốc chi nhánh Bến Thành SCB).

Dù những người này đang "biệt tích" nhưng Cơ quan điều tra vẫn đề nghị truy tố cả 5 lãnh đạo SCB để đưa ra xét xử theo quy định pháp luật.

Những chuyến xe chở hàng trăm ngàn tỉ từ SCB về nhà chủ tịch Vạn Thịnh PhátNhững chuyến xe chở hàng trăm ngàn tỉ từ SCB về nhà chủ tịch Vạn Thịnh Phát

Khi cần tiền mặt, chủ tịch Vạn Thịnh Phát yêu cầu lãnh đạo SCB giải ngân cho các khoản vay khống rồi chuyển vào các tài khoản 'ma'. Lái xe riêng sẽ chở tiền về nhà riêng của bà Trương Mỹ Lan hoặc trụ sở tập đoàn với số tiền hàng trăm ngàn tỉ.

Xem thêm: mth.9734411032113202-hcit-teib-ior-nal-ym-gnourt-ab-cus-puig-iaogn-coun-iougn-bcs-hcit-uhc-ohp-iah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hai phó chủ tịch SCB người nước ngoài giúp sức bà Trương Mỹ Lan rồi ‘biệt tích’”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools