vĐồng tin tức tài chính 365

Khi nào nhà đầu tư trong vụ án Tân Hoàng Minh được nhận lại tiền?

2023-11-27 03:29

Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa truy tố bị can Đỗ Anh Dũng (SN 1961) - Chủ tịch Công ty Tân Hoàng Minh và Đỗ Hoàng Việt (SN 1994, con trai ông Dũng) và 13 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo cáo buộc, các bị can "chạy dòng tiền", để 3 công ty con thuộc Công ty Tân Hoàng Minh tiến hành bán trái phiếu riêng lẻ gồm: Công ty Ngôi Sao Việt; Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông. Sau đó, các công ty này mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, tổng trị giá hơn 10.000 tỷ đồng. Qua đây, Đỗ Anh Dũng và đồng phạm huy động được gần 14.000 tỷ đồng.

Khi nào nhà đầu tư trong vụ án Tân Hoàng Minh được nhận lại tiền? - Ảnh 1.

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh và con trai Đỗ Hoàng Việt bị Bộ Công an đề nghị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

Trong quá trình điều tra đến nay, ông Dũng đã nộp lại và Bộ Công an thu hồi tổng cộng hơn 8.600 tỷ đồng, khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án. Chủ tịch Tân Hoàng Minh được cơ quan tố tụng đánh giá đã thành khẩn khai báo, khai nhận hành vi phạm tội, có đơn đề nghị và tích cực phối hợp khắc phục hậu quả trong vụ án.

Tại buổi họp báo Bộ Công an vào đầu tháng 10/2023, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế (C03, Bộ Công an), cho biết hơn 8.645 tỷ đồng đã thu hồi là vật chứng trong vụ án.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, luật sư Phạm Ba Đô - Công ty Luật TNHH SJKLAW (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) dẫn quy định tại Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự: Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Bị hại có quyền đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường.

Đối chiếu vụ án Tân Hoàng Minh, những ai là nhà đầu tư mua trúng 9 lô trái phiếu do tập đoàn này làm trái chủ sơ cấp sẽ được xác định là bị hại, mà như con số do Bộ Công an công bố ở thời điểm hiện tại là 6.630 người.

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự sẽ được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Nghĩa là, vấn đề bồi thường cho các nhà đầu tư sẽ được giải quyết khi vụ án lừa đảo của Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng cùng các đồng phạm được đưa ra xét xử.

Tại tòa, thẩm quyền quyết định bồi thường cho ai, bồi thường bao nhiêu… sẽ thuộc về hội đồng xét xử, căn cứ vào diễn biến phiên tòa cùng các tài liệu, chứng cứ thu thập được.

Nhiều người thắc mắc vì sao cơ quan điều tra đã thu hồi được toàn bộ số tiền chiếm đoạt nhưng không thể trả ngay cho các nhà đầu tư.

Luật sư Phạm Ba Đô cho hay, số tiền hơn 8.600 tỷ đồng mà Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các bị can đã nộp được xem là vật chứng của vụ án hình sự; vì thế, phải được xử lý theo trình tự tố tụng hình sự.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử.

Như vậy, việc xử lý số tiền mà Tân Hoàng Minh nộp cho C03, số tiền này được xem là vật chứng vì có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Do đó trừ trường hợp vụ án được đình chỉ ở các giai đoạn khác nhau nêu trên, còn nếu vụ án được đưa ra xét xử thì Hội đồng xét xử mới là cơ quan có thẩm quyền quyết định. Khi đó, khi xét xử vụ án, Hội đồng xét xử mới xét xem tiền đó sẽ trả cho những bị hại nào, bao nhiêu tiền. Bởi về nguyên tắc hiện nay đang điều tra, chưa có kết luận cuối cùng, chưa có phán quyết cuối cùng đối với vụ án, không thể tùy tiện dùng số tiền đó chia cho các nhà đầu tư được, vì chưa thể kết luận có bao nhiêu nhà đầu tư là bị hại, mỗi nhà đầu tư bị chiếm đoạt bao nhiêu, ai chiếm đoạt và trách nhiệm pháp lý liên quan như thế nào để có thể giải quyết.

"Đây là một vụ án với nhiều vấn đề pháp lý rất đáng lưu ý, việc xử lý nguồn tiền Tân Hoàng Minh trả lại cho các nhà đầu tư chắc chắn là những vấn đề không đơn giản, do đó vụ án không thể dễ dàng khép lại sớm; do đó việc các nhà đầu tư phải chờ đợi thời gian nữa là hoàn toàn có thể xảy ra", luật sư Phạm Ba Đô nhấn mạnh.

Xem thêm: mth.87461601262113202-neit-ial-nahn-coud-hnim-gnaoh-nat-na-uv-gnort-ut-uad-ahn-oan-ihk/nv.ahos

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khi nào nhà đầu tư trong vụ án Tân Hoàng Minh được nhận lại tiền?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools