vĐồng tin tức tài chính 365

Ông Phan Văn Mãi đề xuất xây dựng tứ giác TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai và B&ag

2023-11-27 03:41

Vùng Đông Nam bộ gồm TP.HCM và 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Vùng có diện tích 23.551 km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước; dân số khoảng 18,8 triệu người, chiếm 18,9% dân số cả nước (năm 2022).

Năm 2022, GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) vùng Đông Nam bộ chiếm khoảng 31% cả nước; xuất khẩu đóng góp khoảng 35%, thu ngân sách khoảng 38% cả nước.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần chung của quy hoạch là kiến tạo phát triển và liên kết vùng. "Quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, giải quyết được những vướng mắc, khó khăn, thách thức, phát huy tốt nhất tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng", Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng: Đông Nam bộ có đủ điều kiện thành 'hình mẫu' phát triển   - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi tại phiên họp thứ 2 của Hội đồng vùng Đông Nam bộ

SỸ ĐÔNG

Với tiềm năng rất đặc biệt về con người, thiên nhiên và truyền thống lịch sử văn hóa, Thủ tướng nhận định vùng Đông Nam bộ có đủ điều kiện trở thành trung tâm lớn nhất về kinh tế - xã hội, là đầu tàu và hình mẫu phát triển của cả nước.

Tuy nhiên, vùng Đông Nam bộ đang đối mặt 2 bất cập lớn. Thứ nhất, tiềm năng của vùng lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp. Thứ 2, hạ tầng chiến lược chưa tương ứng để phát huy tiềm năng, cơ hội, lợi thế.

Thủ tướng đề nghị xem xét 2 vấn đề khi lập siêu cảng quốc tế Cần Giờ

Thủ tướng lưu ý cần tiếp cận quy hoạch với tư duy đột phá chứ không tịnh tiến, bám sát thực tiễn và dựa trên 3 trụ cột chính. Trong đó, con người là trung tâm, thiên nhiên là nền tảng, truyền thống văn hóa - lịch sử là động lực phát triển.

Có quy hoạch rồi cần phải đa dạng nguồn lực, kết hợp hài hòa, hiệu quả. Cụ thể, lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, còn nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá. Song song đó, kết hợp nguồn lực Trung ương và địa phương, nhà nước và tư nhân.

Thủ tướng: Đông Nam bộ có đủ điều kiện thành 'hình mẫu' phát triển   - Ảnh 2.

TS Vũ Thành Tự Anh cho rằng cần phải cải thiện cơ sở hạ tầng của vùng Đông Nam bộ

SỸ ĐÔNG

Về mục tiêu, Thủ tướng đề nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cao cho vùng, giai đoạn 2021 - 2023 là 9,22%, đi cùng với đó là khâu tổ chức thực hiện và cơ chế, chính sách huy động nguồn lực phù hợp.

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý cần kết nối kinh tế giữa vùng Đông Nam bộ với Tây nguyên, Nam Trung bộ và Tây Nam bộ mang tính bổ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Đồng thời, thúc đẩy kết nối quốc tế với Lào, Campuchia, khu vực ASEAN và một số trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

Nêu định hướng một số dự án trọng điểm, Thủ tướng cho rằng cần xây dựng một trung tâm logistics lớn của vùng và cả nước gồm cả cảng Cái Mép - Thị Vải và cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Ngoài ra, cần tập trung nguồn lực các dự án lớn khác như trung tâm tài chính quốc tế, hệ thống tàu điện ngầm, đường sắt, sân bay (Long Thành, Tân Sơn Nhất, Biên Hòa).

Ưu tiên nguồn lực

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề xuất vùng Đông Nam bộ phải chọn kịch bản phát triển cao, là vùng kinh tế trọng điểm số 1, có năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế. Do vậy, cần nguồn lực quốc gia để đầu tư phát triển. Thậm chí giai đoạn từ đây đến năm 2030, phải đầu tư đến 30 - 50% nguồn lực quốc gia thì mới có được một đầu tàu, bứt tốc trong thời gian tới.

Mô hình kinh tế của vùng nên phát triển theo cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ. Ông Phan Văn Mãi đề xuất xây dựng tứ giác TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu thành một tứ giác năng động bậc nhất khu vực Đông Nam Á vào năm 2030, sau đó nâng tầm châu Á và vươn tầm thế giới.

Về giao thông nội vùng, ông Phan Văn Mãi đề nghị nên đầu tư mạng lưới đường sắt kết nối, thậm chí chi phối cả chuyện phát triển đô thị, công nghiệp và hạ tầng logistics.

Thủ tướng: Đông Nam bộ có đủ điều kiện thành 'hình mẫu' phát triển   - Ảnh 3.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM

SỸ ĐÔNG

TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đánh giá vùng Đông Nam bộ là cực tăng trưởng quan trọng nhất cả nước nhưng những năm gần đây tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn mức trung bình cả nước.

Cho rằng đây là sự thất bại chung, TS Tự Anh nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng nhất là làm thay đổi tốc độ tăng trưởng của vùng, để vùng thực sự là đầu tàu tăng trưởng kéo theo, dẫn dắt nền kinh tế cả nước.

Chuyên gia này đề xuất cần ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối liên vùng, kết nối quốc tế thông qua cảng trung chuyển, sân bay quốc tế. Về quy hoạch vùng, TP.HCM là lõi của khu vực trung tâm nên cần đảm bảo quy hoạch TP.HCM có tính kết nối, tạo ra sự thống nhất cao.

TS Tự Anh nhấn mạnh việc lập quy hoạch đã khó, thực thi quy hoạch khó hơn nhiều lần, đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn và cơ chế, quản trị kết nối vùng. Tuy nhiên 3 điều kiện này chưa được hội tụ đủ. Do vậy, chuyên gia này mong Thủ tướng và các bộ ngành huy động nguồn lực, cơ chế để có phương thức triển khai, thực thi hiệu quả, sớm đưa quy hoạch vùng vào thực tế.

Xem thêm: mth.181306191621132581-uat-gnuv-air-ab-av-ian-gnod-gnoud-hnib-mchpt-caig-ut-gnud-yax-taux-ed-iam-nav-nahp-gno/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ông Phan Văn Mãi đề xuất xây dựng tứ giác TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai và B&ag”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools