Kịch bản cũ đã lặp lại trong những phiên cuối tuần trước khi biến động mạnh bất thường xảy ra sau 14h và đặc biệt là đợt khớp lệnh ATC khiến nhà đầu tư rơi vào cung bậc cảm xúc trái ngược. Trong phiên cuối tuần ngày 24/11, màn “nhào lộn” bật hồi đầy ấn tượng vào thời điểm cuối phiên đã giúp VN-Index hình thành cụm nến Bullish Engulfing xanh giá mạnh đưa chỉ số này đóng cửa trên mốc MA20 ngày với thanh khoản tiếp tục duy trì trên mức trung bình 20 phiên gần nhất.
Dù thị trường có phiên rút chân hồi phục cuối tuần qua, nhưng giới phân tích cho rằng khả năng để trở lại nhịp tăng trong tuần mới sẽ là rất thấp, khi VN-Index có dấu hiệu phá vỡ vùng nền 1.080 điểm sau khi liên tục không bứt phá được vùng kháng cự 1.120 điểm.
Theo ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng phân tích, CTCK Agribank (AGR), thị trường có thể sẽ tiếp tục diễn biến Sideway Down trong tuần sau, các nhịp đi ngang sau đó kéo xả biên độ lớn quanh các vùng hỗ trợ/kháng cự có thể sẽ là kịch bản lặp lại trong giai đoạn ngắn tới.
Quay lại diễn biến thị trường phiên sáng đầu tuần ngày 27/11, tâm lý nhà đầu tư thận trọng khiến thị trường giao dịch khá ảm đạm.
Sau hơn 30 phút đầu rung lắc nhẹ quanh mốc tham chiếu, chỉ số VN-Index đang giảm nhẹ với sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng điện tử. Trong đó, nhóm VN30 đang là sức ép chính lên thị trường khi số mã giảm đang gấp gần 3 lần số mã tăng.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đang đi đầu xu hướng giảm khi sắc đỏ gần như phủ kín toàn ngành, trong đó mã lớn SSI giảm trên dưới 2%, các mã khác như VCI, HCM, BSI, CTS… đều giảm trên 1-2%.
Nhóm ngân hàng cũng gia tăng sức ép lên thị trường khi hầu hết đều mất điểm, với anh cả VCB giảm gần 1%, trong khi STB, HDB, TPB, SSB, SHB đều giảm trên dưới 1%.
Trái lại, diễn biến có phần tích cực hơn ở cặp đôi lớn nhà Vingroup là VHM và VIC đang tăng hơn 1%, giúp thị trường hãm đà giảm mạnh, đồng thời là động lực chính giúp nhóm cổ phiếu bất động sản tăng nhẹ. Tuy nhiên, điểm sáng vẫn là mã vừa và nhỏ trong ngành, với NTL sớm khoe sắc tím và hiện đang dư mua trần gần 1,2 triệu đơn vị, ngoài ra YEG đang tiệm cận mức giá trần.
Dòng tiền tham gia khá yếu trong khi áp lực bán vẫn chiếm ưu thế khiến thị trường duy trì đà giảm điểm và bảo toàn vùng giá 1.085 điểm, với thanh khoản giảm mạnh.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có mã giảm và mã tăng, VN-Index giảm 5,31 điểm (-0,48%), xuống 1.090,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 242,32 triệu đơn vị, giá trị 4.709,38 tỷ đồng, giảm 42,7% về khối lượng và 43,84% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước ngày 24/11. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 29,14 triệu đơn vị, giá trị 451,45 tỷ đồng.
Nhóm VN30 vẫn có số mã giảm chiếm áp đảo, tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ khá tốt của cặp đôi vốn hóa lớn là VHM và VIC, đã giúp chỉ số nhóm này chỉ giảm 6 điểm. Trong đó, 3 mã VHM, VIC, SAB đều chốt phiên tăng hơn 1%, là các cổ phiếu có đóng góp tốt nhất trên dưới 0,5 điểm cho chỉ số chung.
Trái lại, các cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tạo sức ép chính trên thị trường, với VCB và BID đều lấy đi hơn 0,9 điểm của chỉ số chung.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HAG là điểm sáng khi vẫn giữ đà tăng điểm đến hết phiên. Chốt phiên, HAG tăng 1,9% lên mức 10.600 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường, đạt 18,94 triệu đơn vị khớp lệnh.
Xét về nhóm ngành, chứng khoán vẫn dẫn đầu xu hướng giảm khi toàn bộ đã chìm trong sắc đỏ, ngoại trừ duy nhất TVS ngược dòng thành công nhưng chỉ tăng 0,5%. Trong đó, VIX chốt phiên giảm 2,4%, VND giảm 1,9%, SSI giảm 2,3%, đều có thanh khoản thuộc top 5 dẫn đầu thị trường với hơn 7-9 triệu đơn vị khớp lệnh.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, dòng bank là nhóm gây sức ép lớn cho thị trường. Ngoại trừ VPB tăng nhẹ 0,8%, còn lại đều giảm trên dưới 1%.
Trái lại, nhóm cổ phiếu chứng khoán tiếp tục tăng nhẹ nhờ lực đỡ từ VHM và VIC. Điểm sáng ngành vẫn là NTL khi chốt phiên tiếp tục giữ mức giá trần với khối lượng khớp lệnh 2,87 triệu đơn vị. Tiếp theo là YEG và C47 đều tăng hơn 6%.
Trên sàn HNX, áp lực bán gia tăng cũng khiến thị trường mất điểm sau nỗ lực tăng nhẹ đầu phiên.
Chốt phiên, sàn HNX có 58 mã tăng và 84 mã giảm, HNX-Index giảm 1,15 điểm (-0,51%) xuống 224,95 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 20,68 triệu đơn vị, giá trị xấp xỉ 381 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,69 triệu đơn vị, giá trị đạt 20,79 tỷ đồng.
... tiếp tục cập nhật