Theo trang tin Business Insider, đối với Ukraine, hệ thống phòng thủ hiệu quả có thể quyết định mọi bước tiến của Kiev trong các cuộc không kích bằng tên lửa và máy bay không người lái (drone) của Nga, nhằm vào thành phố và cơ sở hạ tầng quan trọng của Nga.
Tên lửa phòng không của Ukraine cạn dần
Trong khi đó, đối với Nga, khả năng đánh bại các drone và hệ thống tên lửa được gửi đến từ phương Tây là rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc điều động hỗ trợ các hoạt động trên bộ trong thời gian tới của Matxcơva.
Nhìn chung, hệ thống phòng không hiệu quả nhằm chống lại đòn tấn công liên tục của các drone giám sát, đều rất quan trọng đối với cả hai bên.
Business Insider cho biết bất chấp những nỗ lực ngăn chặn từ phía Matxcơva, lực lượng phòng không Ukraine đã chứng tỏ hiệu quả rõ rệt khi sử dụng kết hợp các hệ thống phòng không có từ thời Liên Xô như tên lửa phòng không S-300 và tên lửa Buk, với các vũ khí của phương Tây như tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất, hay pháo phòng không Gepard của Đức.
Tuy nhiên, sau hai năm liên tục bị tên lửa Nga tấn công bằng làn sóng drone do chính Nga và cả Iran sản xuất, tên lửa phòng không và đạn đại bác của Ukraine cũng cạn dần theo thời gian.
Trong bối cảnh đó, Mỹ và các nước châu Âu đang nỗ lực tăng cường sản xuất vũ khí để có thể hỗ trợ Ukraine. Thế nhưng sản lượng của Mỹ và đồng minh tăng tương đối chậm, khiến họ phải lùng sục khắp thế giới để tìm được các tên lửa và đạn dược tương thích với các thiết bị đã có từ thời Liên Xô mà Ukraine đang dùng.
Nguồn vũ khí của Nga vẫn dồi dào
Đến nay, chỉ còn Nga vẫn đang sản xuất các tên lửa và hệ thống phòng không do Liên Xô thiết kế mà Kiev hiện sử dụng.
Theo giới quan sát, Nga có một kho vũ khí phòng không rộng lớn, nhờ đó nước này đã có thể duy trì tầm kiểm soát bao phủ một loạt khu vực có giá trị chiến lược như thành phố Kaliningrad hay vùng biển Baltic.
Trong số những vũ khí chiến lược của Nga, các hệ thống tên lửa đất đối không gồm tên lửa S-400 đã được triển khai đến Ukraine.
Trong khi đó, các chuyên gia cũng nhận định mối đe dọa lớn nhất đối với Matxcơva là những vũ khí tầm xa mà Ukraine hiện có như tên lửa đạn đạo ATACMS hay HIMARS của Mỹ, hoặc tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh.
Những vũ khí mà phương Tây gửi cho Ukraine là nguyên nhân gây ra các cuộc tấn công tàn khốc, nhằm vào các căn cứ quân sự, kho tiếp tế và cơ sở hạ tầng của Nga, chẳng hạn như những cây cầu mà Nga dùng để gửi hàng tiếp tế đến các đồn quân sự trên bán đảo Crimea.
Ngoài ra, các drone của Ukraine đã tấn công vào những vùng sâu trong lãnh thổ Nga, tấn công vào những căn cứ quân sự và các thành phố lớn, đông dân của Nga như vùng Matxcơva.
Tuy không gây ra nhiều thiệt hại đáng kể nhưng những cuộc tấn công bằng drone của Ukraine được ví như “lời cảnh tỉnh” về khả năng bảo vệ người dân của giới chính Nga.
Giới chức Ukraine nói đã phá hủy hệ thống phòng không Triumf của Nga gần thị trấn Yevpatpriya, phía tây bán đảo Crimea trong cuộc tấn công rạng sáng 14-9.