vĐồng tin tức tài chính 365

Bí ẩn mỹ nhân nội cung vua Khải Định - Kỳ 5: Thực tế đau xót của mỹ nữ hậu cung

2023-11-29 13:40
Bà Tân Điềm trước biệt thự bà từng sở hữu sau cung An Định trong trận lụt tháng 10-1953 - Ảnh: Thái Lộc chụp lại

Bà Tân Điềm trước biệt thự bà từng sở hữu sau cung An Định trong trận lụt tháng 10-1953 - Ảnh: Thái Lộc chụp lại

"Đệ ngũ giai phi, tôi từng được bác sĩ Nguyễn Duy Hà đưa đến nhà... xin yết kiến, bà để hai đứa tôi chờ gần một giờ đồng hồ vì còn hương xông xạ ướp nhung, khi thoát màn bước ra quả đúng vừa giai vừa tân, tươi nheo nhẻo, tiếc cho Khải Định không hưởng tận đóa hoa như vầy!".

Cụ Vương Hồng Sển viết về ngũ giai Điềm Tần Nguyễn Đình Thị Bạch Liên (thường gọi Tân Điềm) sau lần gặp tại cố đô Huế năm 1968.

Mỹ nhân "cao số"

Bà Nguyễn Đình Thị Bạch Liên (1905 - 1981) là cháu nội quan đại thần Nguyễn Đình Hòe, tác giả rất nhiều khảo cứu đăng trên tập san B.A.V.H. của Hội Đô Thành Hiếu Cổ (A.A.V.H.) đương thời.

Ông Nguyễn Đình Hòe đã dâng cháu gái vào cung làm vợ vua và được nhà vua đồng ý. Tháng giêng năm Khải Định thứ 7 (1922), nhà vua tấn phong bà làm ngũ giai Điềm Tần.

Sách Khải Định chính yếu chép lời phê của vua lúc ấy: "...quan Thượng thư sung Cơ Mật viện Tham tán Nguyễn Đình Hòe cũng vừa đem cháu gái là Nguyễn Đình Thị Bạch Liên dâng tiến vào Nội đình. Trẫm nghĩ rằng viên quan ấy vốn là cựu thần của Tiên đế, nay đang làm việc rất cần mẫn. Vậy truyền tấn phong Nguyễn Đình Thị Bạch Liên làm ngũ giai Điềm Tần để thị được đội ơn cao dày. Truyền Hữu ty chiếu lệ tuân hành".

Tiểu thư đài các Bạch Liên vốn được rất nhiều chàng trai trong giới quý tộc nhòm ngó, theo đuổi. Những người Huế xưa thường xem câu thơ: "Ai về nhắn với sông Hương/Hỏi xem nước chảy có thường hay không" để chỉ một chuyện tình trong số đó.

Trước khi vào cung, tiểu thư và chàng trai Tôn Thất H., con của một vị quan đại thần, đã là "cặp đôi trời sinh" tưởng chừng sẵn sàng tiến đến hôn sự. Rồi nàng vào cung, chàng thất vọng xin rời Huế đi Tây Nguyên làm việc rồi lấy một ca nương người xứ Nghệ.

Câu thơ trên của ông Tôn Thất H. thể hiện nỗi khắc khoải nhớ nhung dành cho người đẹp đang trong cung cấm ngôi cao...

Cụ Vương Hồng Sển sống ở Sài Gòn, từng được yết kiến bà Tân Điềm tại Huế năm 1968 cũng biết chuyện vài người theo đuổi hồi bà còn tiểu thư.

Cụ kể: "Nghe đâu lúc đương nhụy, ông sau nầy là thủ hiến Lê Quang Thiết, tôi từng gặp ở sở hưu bổng Chợ Cũ Sài Gòn, ông xin hỏi làm vợ, bà không ưng, đến khi vua băng hà, ông Lê Quang Thiết cả cười...".

Chị Nguyễn Phước Kim Loan, cháu gọi bà Tân Điềm là "bà cô", kể câu chuyện lưu truyền trong gia đình rằng: người cha Nguyễn Đình Hòe vốn rất giỏi tử vi, tướng số.

Ông "chấm" và đoan chắc người cháu gái rất cao số, chỉ được làm vợ lẽ, nên quyết không gả cháu mình cho con các vị quan lớn: "Cụ Cao nghĩ rằng đã làm lẽ thì chọn làm lẽ cho vua là nhứt rồi cho nên cụ mới đưa bà cô vô cung".

Bà Tân Điềm (ngồi) chụp cùng người cháu tại tư gia 12 Bạch Đằng, Huế - Ảnh: Thái Lộc chụp lại

Bà Tân Điềm (ngồi) chụp cùng người cháu tại tư gia 12 Bạch Đằng, Huế - Ảnh: Thái Lộc chụp lại

Hoang mang số phận lúc mạt triều

Sáng 1-9-1945, sau khi triều Nguyễn cáo chung hai ngày, ông Phạm Khắc Hòe vốn là Đổng lý Ngự tiền văn phòng thời Bảo Đại vào cung báo tin sáng mai sẽ chở "công dân Vĩnh Thụy" lên đường đi Hà Nội làm cố vấn tối cao cho chính quyền cách mạng.

Trong hồi ký Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, ông tả cảnh tượng nhốn nháo trong hoàng cung Huế, bởi mọi người chưa biết những ngày sắp tới, thân phận mới sẽ như thế nào. Kể cả bà Hoàng thái hậu cuối cùng cũng rất hoang mang cho số phận con trai là vị vua vừa thoái vị.

Trong cảnh phải khẩn cấp ra khỏi hoàng cung, nhưng ông Hòe đã bị bà Tân Điềm "níu áo" hỏi về số phận sắp tới.

Ông viết: "Sau khi kể những chuyện thực tế phũ phàng đau xót xen lẫn với những lời than thân trách phận, bà Tân Điềm đề nghị tôi cho biết số phận bà từ nay sẽ ra sao và kết thúc bằng một tiếng thở dài não nuột.

Tôi cảm động suy nghĩ. Viên thái giám mở đôi mí nhăn nheo nhìn tôi. Bà Tân Điềm cúi mặt nhìn xuống những cây cỏ non. Cung điện thành quách lặng ngắt như tờ.

Bỗng bà Tân Điềm ngẩng mặt lên nhìn tôi với đôi mắt vừa dịu dàng vừa nghiêm khắc và nói: "Suy nghĩ chi mà suy nghĩ lắm rứa. Số phận chúng tôi sẽ ra răng chắc cụ đã nắm trong tay? Xin cụ cho chúng tôi biết để chúng tôi lo liệu - Từ nay số phận các bà là do các bà tự định đoạt lấy. Không ai có quyền nắm cả!

- Tui muốn trở về gia đình được không? - Nhất định được - Tui muốn lên chùa đi tu luôn có được không? - Nhất định được. - Xin cảm ơn cụ và chúc cụ thượng lộ bình an - Xin cảm ơn bà. Tôi xin chúc bà và tất cả các bà các cô trong tam cung lục viện vạn sự như ý trong cuộc sống từ nay tự do".

Biết rằng bà Tân Điềm nhập nội cung chưa đầy bốn năm thì quân phu thăng hà. Bà tiếp tục ở trong cung để hầu hai vị mẹ chồng là bà Thánh Cung và Tiên Cung cho đến khi mãn triều. Sau Cách mạng Tháng Tám, bà cùng hoàng gia sang cung An Định.

Bà ở trong một biệt thự kiểu Pháp thuộc sở hữu riêng, nay mặt tiền đường Nguyễn Huệ. Thời gian sau, bà bán ngôi biệt thự này 10 cây vàng rồi dọn về ở dưới mái nhà xưa gần cầu Gia Hội, Huế.

Bà Tân Điềm (thứ 2 từ phải) và bà Từ Cung chụp tại nhà số 145 Phan Đình Phùng Huế cuối thập niên 1970 -  Ảnh tư liệu

Bà Tân Điềm (thứ 2 từ phải) và bà Từ Cung chụp tại nhà số 145 Phan Đình Phùng Huế cuối thập niên 1970 - Ảnh tư liệu

May mắn cuối đời

Quán cà phê Papa, 12 đường Bạch Đằng hướng ra sông Đông Ba của Huế có lối kiến trúc đặc biệt. Sau phần mặt tiền là ngôi nhà gỗ cổ ba gian lợp ngói liệt hướng ra khoảnh sân rợp bóng, có bể nước, non bộ, bình phong xưa rêu phong tuyệt đẹp...

Đây là nơi sinh sống suốt mấy chục năm cuối đời của bà Tân Điềm, nay trở thành nơi thờ chính của bà và gia tộc. Sự sum vầy, yên vui của bà giai đoạn ở đây, được xem "hậu vận tốt nhất" trong các bà nội cung thời Khải Định.

Việc trông nom ngôi nhà cổ trên chính là ba người phụ nữ Nguyễn Phước Huyền Trang, Nguyễn Phước Kim Loan và Nguyễn Phước Nam Trân. Họ cùng hợp sức biến khu nhà thành không gian kỷ niệm của người "bà cô" từng là vợ vua và của người cha - họa sĩ quá cố một cách sống động nhất có thể.

Năm 1969, bà Tân Điềm tác hợp cho người "con nuôi" Nguyễn Thị Bạch Huệ (gọi bà bằng cô ruột) với họa sĩ Vĩnh Phối, tốt nghiệp ngành mỹ thuật ở La Mã về nước, làm hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Huế.

Dưới mái nhà xưa ấy, ba ái nữ của họa sĩ Vĩnh Phối là Huyền Trang, Kim Loan, Nam Trân lớn lên và được bà chăm nom, yêu thương. Bà thường dạy dỗ, nhắc nhở cách đi đứng, ăn nói và giữ ý tứ, phép tắc trong nhà, ngoài phố từ hồi còn rất nhỏ.

Những người cháu gái rất thích thú mỗi khi bà nấu những món ăn rất cầu kỳ, tinh tế như kiểu trong cung. Bà cũng thường nấu các món chay ngon, rồi sớt một phần vào cạp lồng, kêu xích lô chở sang thăm, dâng biếu bà Từ Cung.

Những món mứt, món bánh ngày Tết thường được bà làm nhiều ngày trước, làm một cách chậm rãi, cầu kỳ, thanh tao và ngon tuyệt.

Hầu vua chỉ được đứng ngoài màn nhìn vua nằm

"Bà ta bị ông bà nội và bố mẹ đưa vào Đại nội... lúc đó bà không có ý kiến gì, nhưng cũng nghĩ thầm rằng đó là hạnh phúc. Nào ngờ cuộc sống trong cung đình ngày càng buồn tẻ, thất vọng, bế tắc... hầu vua chỉ được đứng ngoài màn nhìn vua nằm!

Công việc hằng ngày chỉ có đánh bài, đánh bạc hầu Thánh Cung, Tiên Cung rồi đến Từ Cung, còn ăn uống giặt giũ mọi việc đều có người lo... Học hành chỉ nhai đi nhai lại mấy cuốn Tứ thư, Nhị thập tứ hiếu, Minh tâm bảo giám...

Sách vở chẳng có chi mà đọc, bạn bè quanh quẩn chỉ có năm, sáu chị em xấp xỉ ngang hàng và ba bốn ông thái giám" - Phạm Khắc Hòe dẫn lại lời bà Tân Điềm sáng 1-9-1945.

--------------

Kỳ cuối: Nỗi nhớ nhung vua của người vợ “Tiếp liều”

Bí ẩn mỹ nhân nội cung vua Khải Định - Kỳ 3: Từ người giúp việc đến bậc mẫu nghiBí ẩn mỹ nhân nội cung vua Khải Định - Kỳ 3: Từ người giúp việc đến bậc mẫu nghi

Từ một người giúp việc, một người phụ nữ đã thăng tiến lên ngôi cao nhất và làm chủ hậu cung, được đánh giá xứng đáng là bậc mẫu nghi.

Xem thêm: mth.89105702282113202-gnuc-uah-un-ym-auc-tox-uad-et-cuht-5-yk-hnid-iahk-auv-gnuc-ion-nahn-ym-na-ib/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bí ẩn mỹ nhân nội cung vua Khải Định - Kỳ 5: Thực tế đau xót của mỹ nữ hậu cung”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools