Ngày 30-11, “Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025”. Theo đó, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2015 chỉ còn 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc là toán, ngữ văn và lựa chọn 2 môn trong số các môn còn lại ở lớp 12 bao gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.và 2 môn thí sinh được lựa chọn.
Thông tin này đã nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc.
Giảm tải áp lực
Từ phương diện một phụ huynh, bạn đọc Trung Hiếu chia sẻ: “Con tôi sinh năm 2007, sẽ là lứa học sinh đầu tiên áp dụng thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Tôi hoàn toàn nhất trí với phương án 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn. Đây là điều phụ huynh chúng tôi mong muốn nhất. Các con cần giảm áp lực học tập để tập trung vào định hướng, mục tiêu tương lai khác, chứ như trước thi 6 môn thực sự quá vất vả cho các con”.
Đồng quan điểm, bạn đọc Thái Hòa viết: “Thật tuyệt vời, với phương án này học sinh không bị áp lực quá tải kiến thức, đồng thời khi các con được chọn môn thi sẽ có kết quả tốt hơn vì hiểu rõ lợi thế của mình, phù hợp với năng lực học sinh và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên không vì thế mà lơ là, bỏ qua ngoại ngữ vì đây là cơ hội để hội nhập, phát triển”.
Tương tự, bạn đọc Nguyễn Hùng cho rằng: “Nhiều người nghĩ cứ học giỏi tiếng Anh là giỏi, là bắt kịp được thế giới. Tiếng Anh là cần thiết, muốn phát triển được bắt buộc phải biết, phải giỏi ngoại ngữ. Nhưng trước hết phải vững, phải giỏi chính cái tiếng mẹ đẻ đã. Phương án này đã tháo gỡ nhiều áp lực cho các học sinh không mạnh về môn ngoại ngữ (tiếng Anh) mà lại thích các môn khác. Giờ đây học sinh có thể đăng ký thi môn mình thích và bồi dưỡng kiến thức ở những môn có nền tảng của nghề mình xác định làm trong tương lai. Quá tuyệt vời!”.
Tự chọn nhưng không được lơ là
Nói về vấn đề trên, bạn đọc Hoàng Dương viết: “Tôi thấy bỏ ngoại ngữ là hợp lý vì sự phân hóa trình độ ngoại ngữ của những bạn học sinh thành phố lớn chênh lệch khá xa so với các bạn ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Nếu ngoại ngữ trở thành môn bắt buộc thì không công bằng cho các em. Bây giờ các gia đình đều cho con học Tiếng Anh từ nhỏ vì độ tuổi này dễ nhớ, dễ chỉnh sửa, có nghĩa bất kỳ phụ huynh nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ nên việc bắt buộc ở kỳ thi THPT là không cần thiết”.
Tương tự, bạn đọc Mai Linh bày tỏ: “Cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lắng nghe ý kiến của các bậc phụ huynh. Đây là phương án nhằm giảm tải áp lực cho học sinh, chi phí cho phụ huynh, nguồn lực cho xã hội, đi vào nhu cầu, nguyện vọng của các em học sinh vì các em có quyền lựa chọn môn học yêu thích và phù hợp nhất với mình. Tuy nhiên dù không bắt buộc thi ngoại ngữ nhưng phải hiểu, để hội nhập, các bạn cần ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh để đón nhận nhiều cơ hội hơn”.
Ngoài ra, bạn đọc Hồng Lam nêu quan điểm: “Đây là phương án tối ưu nhất, cân bằng cả việc học lẫn nhu cầu của học sinh và gia đình. Tiếng Anh ai muốn giỏi thì học thêm. Nếu đưa Tiếng Anh vào thi THPT sẽ bất lợi cho học sinh nông thôn. Ai muốn tìm hiểu văn hóa, kiến thức nước ngoài thì chọn học ngoại ngữ, muốn tìm tòi kỹ thuật thì chọn tổ hợp tự nhiên,... tự quyết định hướng đi tương lai của mình. Tôi cho rằng Tiếng Anh không nên là môn thi bắt buộc THPT, nên coi đó là môn ưu tiên trong kỳ thi và xét tuyển vào các trường đại học sẽ hợp lý hơn”.
Bãi tập kết vật liệu gây ồn trong khu dân cư
(PLO)- Một bãi tập kết vật liệu xây dựng tại đường Tôn Thất Thuyết, phường 4, quận 4 hoạt động liên tục gây tiếng ồn trong khu dân cư.
Mì tôm thanh long bất ngờ thành trend nhờ bài hát quảng cáo
(PLO)- Mì tôm thanh long bỗng “hot” sau khi bài hát quảng cáo được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Đồng thời, nhiều người bày tỏ sự thích thú và hào hứng mua về trải nghiệm.