vĐồng tin tức tài chính 365

Cho mượn đất, vất vả đi đòi

2023-11-30 10:01
Lô đất mà ông Sáu bỏ tiền ra mua với giá 2,85 tỉ đồng - Ảnh: Đ.C.

Lô đất mà ông Sáu bỏ tiền ra mua với giá 2,85 tỉ đồng - Ảnh: Đ.C.

Vậy là từ chỗ giúp người, ông Sáu phải khổ sở đi đòi đất suốt thời gian qua.

Cho mượn đất

Ngày 20-11, ông Hoàng Xuân Sáu (trú Đà Nẵng) cho biết đã tiếp tục có đơn gửi các cơ quan có thẩm quyền đề nghị đảm bảo quyền lợi hợp pháp liên quan đến lô đất mà ông đã cho mượn nhưng sau đó bị chuyển nhượng.

Theo ông Sáu, ngày 20-2-2020 ông mua thửa đất số 285, tờ bản đồ số 47, dự án Golden Hills City (Đà Nẵng) với giá 2,85 tỉ đồng và đã hoàn tất việc mua bán. Thời điểm này, do ông Sáu đang là Việt kiều nên chưa làm các thủ tục liên quan lô đất.

Qua công việc, ông Sáu quen biết bà Nguyễn Thị Bích Vân (trú Đà Nẵng). Bà Vân đang đầu tư vào một nhà hàng và nói gặp khó khăn về tài chính, nhờ ông Sáu giúp đỡ. Ông Sáu đồng ý giúp bằng cách cho mượn đất trên để bà Vân đứng tên trên sổ.

Bà Vân viết giấy cam kết thực hiện đúng các điều khoản với ông Sáu: được quyền thế chấp vay ngân hàng để sử dụng - không được quyền bán tài sản này; trả lại tài sản và ký chuyển tên theo yêu cầu của ông Sáu trước ngày 30-12-2020.

Theo ông Sáu, việc cho bà Vân đứng tên trên "sổ đỏ" chỉ là để giúp bà này vay được 1,5 tỉ đồng tại ngân hàng. Và để tránh rủi ro có thể xảy ra, bà Vân tự nguyện lập giấy cam kết.

Tháng 10-2022, ông Sáu phát hiện bà Vân đã chuyển nhượng lô đất cho bà P.T.T.N. bằng hợp đồng chuyển nhượng tại văn phòng công chứng.

Khi bà N. làm thủ tục liên quan đến lô đất trên thì bà Vân khởi kiện bà N. ra tòa để yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà và bà N. là vô hiệu do giả tạo.

Còn ông Sáu đã có đơn gửi cơ quan chức năng tố cáo bà Vân.

Ông Sáu khổ sở đi gõ cửa khắp nơi để đòi lại quyền lợi của mình    - Ảnh: Đ.C.

Ông Sáu khổ sở đi gõ cửa khắp nơi để đòi lại quyền lợi của mình - Ảnh: Đ.C.

Tòa tuyên gì?

Tháng 7-2023, TAND huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) xét xử vụ án dân sự, nguyên đơn là bà Vân đề nghị tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà và bà P.T.T.N. (bị đơn) là vô hiệu.

Ông Sáu, ông T.N.Q., ông N.Đ.T. là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vụ án. Tại tòa, ông Sáu yêu cầu tòa buộc bà Vân hoàn trả lại lô đất.

Theo tòa, xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì thấy:

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất do văn phòng công chứng chứng thực có nội dung bà Vân đồng ý chuyển nhượng cho bà N. thửa đất số 285, tờ bản đồ số 47. Bà Vân xác định vào năm 2020, do khó khăn về tài chính nên có vay ông N.Đ.T. số tiền 2,1 tỉ đồng. 

Để đảm bảo cho khoản vay, theo yêu cầu của ông T., bà Vân đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 24-6-2022 chuyển nhượng thửa đất trên cho bà N.. Bản chất giữa bà Vân và bà N. không có quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng là vô hiệu. Bà Vân đồng ý trả lại tiền cho ông T..

Bà N. cho rằng bà và ông T. là người hợp tác chung mua lô đất trên của bà Vân. Việc mua bán do các bên tự nguyện thỏa thuận, được công chứng chứng thực phù hợp với quy định nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Ngày 1-8-2022 tại văn phòng công chứng, bà N. đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên cho ông T.N.Q..

Tòa thấy rằng căn cứ để nguyên đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu là do thuộc trường hợp giả tạo, theo quy định tại Bộ luật Dân sự, nhằm che giấu quan hệ vay mượn giữa ông T. và bà Vân.

Tài liệu chứng cứ để chứng minh là vi bằng lập có các hình ảnh tin nhắn giữa ông T., bà Vân có nội dung thể hiện việc vay tiền.

Tuy nhiên, quá trình tố tụng và tại phiên tòa, khi tiến hành đối chất thì ông T. không thừa nhận các tin nhắn này của mình.

Ngoài chứng cứ nêu trên, hồ sơ vụ án không còn tài liệu chứng cứ nào khác đủ cơ sở xác định giữa ông T. và bà Vân có quan hệ vay tiền.

Đồng thời, bà Vân cũng xác định tự nguyện ký tên vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không bị ai đe dọa hay lừa dối. Nội dung và hình thức của hợp đồng đảm bảo các điều kiện có hiệu lực pháp luật...

Tòa bác yêu cầu khởi kiện của bà Vân, buộc bà Vân có nghĩa vụ thanh toán cho ông Sáu số tiền hơn 2,1 tỉ đồng (theo thẩm định giá tài sản); công nhận hợp đồng chuyển nhượng giữa bà N. và ông Q..

Ông Sáu đã kháng cáo, đề nghị cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu độc lập của ông là buộc bà Vân hoàn trả lại thửa đất cho ông. Bà Vân cũng kháng cáo bản án sơ thẩm.

Vì sao đình chỉ xét xử phúc thẩm?

Mới đây, TAND TP Đà Nẵng đã có quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.

Theo đó, xét thấy tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo là bà Vân và ông Sáu đã được tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt. Việc vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nên bị coi là từ bỏ việc kháng cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Tòa đã quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật và kiện đòi tài sản.

Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm của TAND huyện Hòa Vang.

Trao đổi với PV, ông Sáu cho biết tòa triệu tập lần thứ nhất ông đã đến nhưng bà Vân vắng mặt. Lần triệu thứ hai, tòa thông báo xét xử vào 13h30 chiều 30-9. Do bị bệnh nên trưa hôm đó ông Sáu đã có đơn xin hoãn.

Chúng tôi đã nhiều lần liên hệ qua số điện thoại của bà Vân nhưng bất thành.

Đất mượn của dân thành đất côngĐất mượn của dân thành đất công

TTO - Năm 1976, ông nội của ông Lý Tấn Thành cùng với 2 chủ ao cho Hội phụ lão xã Bình Trị Đông (huyện Bình Chánh cũ, TP.HCM) mượn đất để nuôi cá. Sau khi miệt mài đòi, chính quyền trả lại cho một chủ, còn ông Thành vẫn liên tục khiếu nại.

Xem thêm: mth.3670629003113202-iod-id-av-tav-tad-noum-ohc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: vay

“Cho mượn đất, vất vả đi đòi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools