Luật sư tư vấn
Chào bạn, vì bạn không trình bày rõ chi tiết sự việc như thế nào, tôi chia trường hợp để bạn dễ nắm bắt về vấn đề này:
Trường hợp 1: Nếu không có lỗi của chủ nhà, người xây dựng trong việc tôn bị gió thổi bay (ví dụ: tôn được chằng buộc cẩn thận nhưng do gió lốc, bão, yếu tố bất khả kháng khác không thể lường trước được thổi bay) thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Trường hợp 2: Đối với trường hợp do cẩu thả trong lúc xây dựng, không đảm bảo an toàn cho người khác (ví dụ: tôn không được chằng buộc cẩn thận, chỉ một cơn gió nhỏ có thể làm bay ra đường gây nguy hiểm cho người khác) thì có thể bị truy cứu về Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người, theo điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Cụ thể, người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
- Làm chết người.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Trường hợp hậu quả nghiêm trọng hơn mức nêu trên sẽ bị phạt từ 3 năm tù đến 12 năm tù.
Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM
Xem thêm: lmth.0194814-ig-iod-neil-uhc-aig-oig-aum-gnort-gnoud-ar-yab-ahn-iam-pol-not/ten.sserpxenv