Ông Biden đi vận động ở Florida ngày 29-10 và ông Trump đi vận động ở Wisconsin ngày 30-10 - Ảnh: AFP
Hãy đặt dân Mỹ lên trên hết, chứ không phải Trung Quốc
Đó là tựa bài viết trên trang web Nhà Trắng ngày 30-10. Bài viết cho rằng các nhà lãnh đạo Mỹ từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã không có hành động mạnh mẽ đối phó Trung Quốc trong 40 năm qua.
Nhưng trong một cuộc khảo sát khác do Đài CNN vốn không thích ông Trump tiến hành, cách biệt giữa cựu phó tổng thống và đương kim tổng thống lên tới 12% (54% so với 42%).
Sự khác biệt giữa CNN và Fox News là điều có thể hiểu được vì hai đài này vốn ủng hộ hai ứng viên đang đối chọi nhau.
Kịch tính
Cuộc khảo sát của CNN và Fox News được thực hiện dựa trên các cử tri có khả năng đi bỏ phiếu nhất vào ngày 3-11.
Trong khảo sát của Fox News, cựu phó tổng thống vẫn đang dẫn trước với tỉ lệ ủng hộ 52% nhưng tỉ lệ ủng hộ của ông Trump cũng tăng lên 44%, 2% còn lại chọn một ứng viên thứ ba và 2% chưa quyết định.
"Đây là khác biệt rõ ràng với cuộc bầu cử năm 2016 khi không có ứng viên nào giành được trên 48% sự ủng hộ trong các cuộc khảo sát trước bầu cử và cả kết quả cuối cùng", Fox News nhận xét.
Trong khảo sát của CNN, ứng viên Biden dẫn đầu với tỉ lệ ủng hộ tới 54%, "cao nhất so với tất cả các đối thủ khác đang chạy đua vào ghế tổng thống trên toàn quốc" (bao gồm ứng viên các đảng thứ ba).
Đài này khẳng định cơ hội ông Trump thay đổi tình hình là rất nhỏ bởi trong cuộc khảo sát, có tới 2/3 số cử tri đã bỏ phiếu và chưa bỏ phiếu vào thời điểm khảo sát đều khẳng định ủng hộ ông Biden.
Mặc dù vậy, CNN cũng thừa nhận cục diện có thể thay đổi vào giờ chót khi 59% người dự định sẽ bỏ phiếu vào ngày 3-11 cho biết họ sẽ bầu Trump.
"Biden vẫn đang dẫn trước trên toàn quốc, nhiều phiếu bầu đã được bỏ vào thùng. Thật khó để chứng kiến cuộc đua vào Nhà Trắng thay đổi trong những ngày cuối cùng nhưng điều đó không có nghĩa Trump không thể tạo ra chiến thắng một lần nữa nhờ cử tri đoàn", nhà thăm dò cử tri Daron Shaw của Đảng Cộng hòa nói với Fox News.
Việc ông Trump và Biden giành được bao nhiêu phiếu phổ thông tại từng tiểu bang có ý nghĩa lớn hơn giành bao nhiêu phiếu phổ thông chung trên toàn quốc.
Điều này xuất phát từ hệ thống cử tri đoàn trong bầu cử tổng thống Mỹ, theo đó ứng viên phải giành được ít nhất 270/538 phiếu đại cử tri để đắc cử. Số lượng phiếu đại cử tri của mỗi bang cũng khác nhau, tùy vào quy mô dân số.
Ngoại trừ bang Maine và Nebraska, 48 tiểu bang và thủ đô Washington D.C áp dụng phương pháp "được ăn cả, ngã về không": người giành được nhiều phiếu phổ thông nhất tại một tiểu bang sẽ nghiễm nhiên giành được toàn bộ phiếu đại cử tri được phân bổ cho tiểu bang đó.
Năm 2016, mặc dù thua đối thủ Hillary Clinton 2,6 triệu phiếu phổ thông trên toàn quốc, ông Trump vẫn nghiễm nhiên bước vào Nhà Trắng nhờ chiến thắng sít sao về số phiếu phổ thông tại các bang quan trọng, qua đó giành tổng cộng 304 phiếu đại cử tri so với 227 phiếu dành cho bà Hillary, 7 phiếu còn lại dành cho các ứng viên khác.
Nguồn: The Guardian, The Hill, FiveThirtyEight. Dữ liệu: DUY LINH. Số liệu tính đến ngày 29-10 - Ảnh: Reuters, Đồ họa: N.KH.
Nhuộm xanh, nhuộm đỏ
Phần lớn các báo đài của Mỹ đều dự đoán ông Biden sẽ dễ dàng vượt qua yêu cầu tối thiểu 270 trên tổng số 538 phiếu đại cử tri để giành chiến thắng. Tuy nhiên theo báo Guardian của Anh, chiến thắng vẫn chưa thực sự nằm trong tay của cựu phó tổng thống.
Rút kinh nghiệm từ năm 2016, khi chỉ có 55,5% cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu đi bầu, Đảng Dân chủ đã liên tục kêu gọi người dân đi bầu trong lần này. Việc ông Biden kêu gọi cử tri "tự tạo ra chiến thắng" có thể là con dao hai lưỡi tạo ra bất ngờ vào phút chót, theo báo Guardian.
Florida, Iowa, Bắc Carolina và Ohio - những bang "dao động" trong cuộc bầu cử lần này - chiếm tới 68 phiếu đại cử tri. Gọi là "dao động" vì các bang này khi thì bầu cho Đảng Dân chủ, lúc lại bầu cho Đảng Cộng hòa, dẫn tới sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai phe nên còn được gọi là bang chiến trường.
Năm 2016, cả 4 bang này đều bầu cho ông Trump nhưng vì tính chất "dao động", ông Biden đã tự tin tuyên bố nếu Florida (với 29 phiếu đại cử tri) ngả theo Đảng Dân chủ trong năm nay, cuộc chơi sẽ kết thúc với chiến thắng thuộc về ông.
Ở chiều ngược lại, ông Trump cũng có thể "nhuộm đỏ" các bang xanh truyền thống ủng hộ Đảng Dân chủ gồm: Minnesota, Nevada và New Hampshire, báo Guardian phân tích.
Dù đã bỏ phiếu cho bà Hillary năm 2016, cách biệt số phiếu phổ thông giữa bà và ông Trump tại những bang này không đáng kể nên 3 bang này được xem là các thành trì "mong manh" của Dân chủ.
"Mặc dù ông Biden vẫn đang dẫn trước trong các cuộc thăm dò tại các bang trên, ông Trump vẫn đang hi vọng sẽ giành được phiếu đại cử tri ở 3 bang này", tờ báo của Anh nhận định.
Texas, bang được xem là thành trì của Đảng Cộng hòa, đang có xu hướng "phai màu đỏ" trong bầu cử năm nay.
Điều này tạo ra một nguy cơ cho ông Trump bởi Texas có tới 38 phiếu đại cử tri. Mặc dù vậy, trong lịch sử Texas, lần cuối cùng một ứng viên Dân chủ giành chiến thắng tại bang này là vào năm 1976.
48 & 11
Theo chiến dịch tranh cử của Donald Trump, trong 48 giờ cuối trước ngày bầu cử, đương kim tổng thống sẽ có 11 cuộc vận động tranh cử tại nhiều bang khác nhau.
Hiện lịch trình chính thức vẫn chưa được công bố nhưng theo Đài NBC, phần lớn các cuộc vận động tranh cử giờ chót sẽ diễn ra tại các bang Pennsylvania, Florida và Bắc Carolina.
Tổng thống Trump đã đến Michigan và Wisconsin ngày 30-10 trong lúc Phó tổng thống Mike Pence được cử tới bang Arizona.
Cũng trong ngày 30-10, ứng viên Joe Biden đã đến bang Minnesota để củng cố sự ủng hộ trước khi đến Wisconsin, lần thứ 3 trong chiến dịch tranh cử lần này. Cùng ngày 30-10, "phó tướng" của ông, ứng viên phó tổng thống Kamala Harris, được cử tới bang Texas.
Phiếu bầu biến mất bí ẩn tại Pennsylvania
Đài CNN ngày 30-10 cho biết giới chức hạt Butler thuộc bang chiến trường Pennsylvania đã nhận hơn 10.000 cuộc gọi từ cử tri thắc mắc vì sao họ đã đăng ký nhưng vẫn chưa nhận được phiếu bầu qua thư. Một số người đã gọi nhiều lần để hỏi về vấn đề này.
Butler là hạt đã bỏ phiếu áp đảo cho ông Trump so với bà Hillary Clinton hồi năm 2016.
TTO - Phiếu bầu sớm của một cô gái Mỹ 20 tuổi bị tiểu bang loại bỏ sau khi cô qua đời. Cô gái này là một trong số nhiều trường hợp phiếu bầu bị loại vì lý do tương tự.
Xem thêm: mth.93351348010110202-uam-iod-eht-oc-gnoht-neyurt-od-hnax-gnab/nv.ertiout