Agribank cũng vừa giảm thêm 0,3%/năm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lần giảm lãi suất thứ tư của ngân hàng này kể từ đầu năm. Cùng với thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng vay vốn thuộc các lĩnh vực ưu tiên, trong thời gian từ nay đến hết 30/6/2021, Agribank triển khai các gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng DN FDI, khách hàng DNNVV với tổng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
Đến thời điểm này, các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 500 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 1 triệu tỷ đồng...
Không chỉ các NHTM Nhà nước lớn, nhiều NHTMCP cũng giảm lãi suất cho vay khá sâu. Đơn cử như tại VPBank có gói lãi suất cho vay kinh doanh chỉ từ 5,99%/năm cho khách hàng cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình. HDBank vừa thông báo đưa lãi suất của gói Swift SME với quy mô 5.000 tỷ đồng xuống chỉ còn từ 6,2%/năm, thay vì mức 6,5%/năm trước đó…Đến thời điểm này, các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 500 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 1 triệu tỷ đồng...
Theo TS. Châu Đình Linh - chuyên gia ngân hàng, có được mặt bằng lãi suất tốt như hiện nay chủ yếu nhờ NHNN đã điều hành linh hoạt công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát ở mức thấp, tạo điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất. Theo đó, từ năm 2016 đến nay, NHNN điều chỉnh giảm 2-2,5%/năm các mức lãi suất điều hành, giảm 0,8%-1,5%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 2,5%/năm trần lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên. Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm nay, NHNN đã ba lần giảm đồng bộ các mức lãi suất với quy mô cắt giảm tương đối mạnh. So với các nước trong khu vực, mức giảm lãi suất điều hành của Việt Nam là một trong các mức giảm mạnh nhất: Philippines giảm 1,75%; Thái Lan giảm 0,75%; Malaysia giảm 1,25%; Indonesia giảm 1%...
Động thái điều chỉnh lãi suất của NHNN được giới chuyên môn đánh giá hoàn toàn phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại. Mặt bằng lãi suất cho vay giảm mạnh sẽ giảm chi phí vốn cho DN, đồng thời kích thích nhu cầu vay vốn để phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh sau dịch. Chưa kể, các TCTD vẫn đang tích cực triển khai hỗ trợ khách hàng theo Thông tư 01. Đến thời điểm này, các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 500 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 1 triệu tỷ đồng...
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, tăng trưởng tín dụng đang có tín hiệu khả quan. Tính đến 20/10, tín dụng tăng hơn 6% so với cuối năm 2019, mặc dù có thấp hơn cùng kỳ các năm trước, song tốc độ tăng tín dụng đã được cải thiện tích cực hơn so với thời gian trước. Để cải thiện tình hình tăng trưởng tín dụng cũng như hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhiều dự báo về khả năng các ngân hàng tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay. Dự báo trên là có cơ sở. Theo kết quả điều tra mới nhất của Vụ Dự báo, Thống kê NHNN, 54,6% TCTD đánh giá tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong năm 2020 tiếp tục cải thiện so với năm 2019; mặt bằng lãi suất thị trường được kỳ vọng giảm 0,1%/năm trong quý IV/2020.
Trên thực tế, lãi suất bình quân liên ngân hàng đối với kỳ hạn qua đêm cả tháng qua chỉ xoay quanh 0,1% - thấp nhất trong lịch sử. Chuyên gia kinh tế Phan Dũng Khánh nhận định, đây là hiện tượng chưa từng xảy ra trên thị trường lãi suất tại Việt Nam, chứng tỏ các ngân hàng đang thừa nhiều tiền và khả năng lãi suất sẽ giảm thêm.
Mặt bằng lãi suất cho vay giảm mạnh sẽ giảm chi phí vốn cho DN |
Lãi suất có thể giảm tiếp là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế. Song, TS. Châu Đình Linh lưu ý, đối với ngân hàng điều quan trọng không phải tăng trưởng tín dụng ở mức nào mà là chất lượng tín dụng. Bởi vậy lãi suất cho vay có thể giảm thêm, nhưng tín dụng sẽ không cào bằng mà tùy xếp hạng tín nhiệm của khách hàng. Dù đánh giá khả năng giảm lãi suất vẫn còn nhưng vị chuyên gia này cho rằng, dư địa không nhiều, phải cân nhắc với yếu tố lạm phát. Và lãi suất chỉ là một biến số để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới. "Lãi suất không phải là công cụ duy nhất để thúc đẩy tín dụng mà nó dựa trên tổ hợp nhiều yếu tố như kích cầu, yếu tố phục hồi kinh tế thế giới, Việt Nam và chính kỳ vọng của DN", TS. Châu Đình Linh nhận định.
Đồng quan điểm như vậy, TS. Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng của VEPR cho rằng, khi dịch bệnh còn tồn tại thì dù lãi suất có giảm cũng không tạo được động lực để DN vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. "Dư địa chính sách tiền tệ có thể còn, tuy nhiên việc tính toán dùng vào thời điểm nào và mức độ ra sao cần phải cân nhắc kỹ. Vì chính sách tiền tệ còn đối mặt với ràng buộc về lạm phát và tỷ giá. Trong mọi tình huống, lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì ổn định để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau bệnh dịch", TS. Phạm Thế Anh khuyến nghị.
Nguyên Vũ
Thời báo Ngân hàng
Xem thêm: nhc.48543453120110202-ueihn-gnohk-aid-ud-gnuhn-maig-eht-oc-yav-ohc-taus-ial/nv.zibefac