vĐồng tin tức tài chính 365

'Rất đáng tiếc về bộ tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam'

2020-11-02 19:57

Chiều nay, 2-11, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn năm 2020-2030 (Đề án).

Không giám sát tốt chứng nhận hữu cơ sẽ phản tác dụng

Ông Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết sản xuất hữu cơ từ đầu những năm 1990 đến nay chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún, chưa trở thành hàng hóa đủ lớn.

Nhưng từ khi chính sách trong Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ được thực thi đã xuất hiện nhu cầu sản xuất hàng hóa lớn từ hàng trăm đến hàng ngàn hecta. Điển hình là tác động rất lớn của các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA...

'Rất đáng tiếc về bộ tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam'  - ảnh 1
Gạo hữu cơ Đồng Phú (Chương Mỹ, Hà Nội). Ảnh: NGUYỄN HẠNH

"Sản xuất lớn tất yếu phải có dịch vụ cung cấp vật tư cho nông nghiệp hữu cơ chuyên nghiệp, đủ tầm như phân bón, thức ăn gia súc, thuốc thảo mộc, sinh học…

Rất đáng tiếc là bộ tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ với tám tiêu chuẩn đã ban hành là chưa đủ. Để áp dụng đúng và dễ dàng cho nhà sản xuất, cần thiết phải có bảng danh mục vật tư đầu vào từ danh mục chi tiết của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền" - ông Mịch phản ánh.

Ông Mịch cũng cho rằng đã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tất yếu phải áp dụng theo một tiêu chuẩn phù hợp với thị trường có nhu cầu, cụ thể để xác định là sản phẩm hữu cơ phải có đơn vị chứng nhận.

Bởi vậy vấn đề hoạt động của các đơn vị chứng nhận sản phẩm hữu cơ cần được xây dựng, hình thành theo các quy định hiện hành, thậm chí cần công khai danh sách các đơn vị đã được phép hoạt động chứng nhận.

“Đến nay chúng tôi thấy xuất hiện một số chứng nhận sản phẩm hữu cơ không rõ ràng được bán trên thị trường như không ghi rõ trên bao bì các thông tin. Lĩnh vực chứng nhận là rất nhạy cảm nếu quản lý, giám sát không tốt sẽ phản tác dụng, như bài học chứng nhận VietGAP trước đây” – ông Mịch nói.

Tạo điều kiện cho chứng nhận hữu cơ nâng cao năng lực

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cũng cho biết hiện phong trào phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam phát triển tương đối nhanh, đã có hơn 230.000 ha diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ với hơn 97 doanh nghiệp (DN), trong đó có hơn 60 DN đã xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Kim ngạch xuất khẩu trên 300 triệu USD/năm, xu hướng sắp tới còn phát triển hơn nữa.

Ông Nam cũng cho biết, hiện nay rất nhiều hợp tác xã và hộ dân triển khai các mô hình nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên để họ hiểu nông nghiệp hữu cơ như thế nào, các tiêu chuẩn ra sao thì còn thiếu nhiều kiến thức.

Do đó sau khi triển khai kế hoạch, Bộ NN&PTNT sẽ có nhiều đợt tổ chức, tập huấn về nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý ở các cấp sở đến các địa phương, người sản xuất để hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn, quy chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

'Rất đáng tiếc về bộ tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam'  - ảnh 2
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: AH

Đồng thời, Bộ NN&PTNT cũng hướng dẫn các quy trình sản xuất hướng đến nông nghiệp hữu cơ và đạt chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

Cùng với các giải pháp trên, Bộ NN&PTNT cho biết sẽ tiến hành hỗ trợ về cơ sở pháp lý để nâng đỡ các tổ chức chứng nhận hữu cơ nâng cao năng lực, đi vào hỗ trợ cho các mô hình trong nước. Hướng họ liên kết với các tổ chức chứng nhận của quốc tế để nâng cao vị thế, trình độ năng lực của các tổ chức chứng nhận ngang bằng với các nước trong khu vực.

Theo kế hoạch triển khai Đề án của Bộ NN&PTNT, từ nay đến năm 2030, diện tích đất trồng hữu cơ phải đạt 2% trong tổng diện tích đất trồng trọt. Đề án xác định các sản phẩm hữu cơ chủ lực gồm lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, chè, hồ tiêu, cá phê, dừa, điều.

Trong chăn nuôi, các sản phẩm hữu cơ chủ lực sẽ gồm sữa, sản phẩm mật ong, sản phẩm yến, thịt gia súc gia cầm. Cạnh đó sẽ xây dựng vùng chăn nuôi trâu, bò hữu cơ gắn với vùng đồng cỏ, vùng trồng trọt sản xuất thức ăn thô xanh hữu cơ. Mục tiêu đến giai đoạn 2030 sẽ đạt 2-3% tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ trên tổng sản phẩm chăn nuôi trong nước.

Trong thủy sản, các sản phẩm hữu cơ chủ lực sẽ gồm tôm nước lợ, tôm càng xanh, các loài thủy sản bản địa. Mục tiêu đến năm 2030, diện tích đất nuôi trồng thủy sản hữu cơ sẽ đạt 1,5-3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản.

Đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển vùng sản xuất hữu cơ được chứng nhận từ các vùng sản xuất, khai thác sản phẩm tự nhiên, phát triển sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên và sản xuất thâm canh, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng năm 2030 đạt khoảng 95-98%.

Gạo Việt Nam thua gạo Campuchia vì... phân bón?
Gạo Việt Nam thua gạo Campuchia vì... phân bón?
(PLO)- Gạo Việt Nam đã xuất khẩu trên 20 năm nhưng chưa đạt thương hiệu quốc tế, trong khi Campuchia ba lần trình làng đều được xếp hạng gạo ngon nhất thế giới vì họ nghiêm ngặt quy trình sử dụng phân bón hữu cơ, không tác động của hóa chất sinh trưởng cho cây trồng.

 

 

Xem thêm: lmth.917749-man-teiv-auc-oc-uuh-nauhc-ueit-ob-ev-ceit-gnad-tar/et-hnik/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Rất đáng tiếc về bộ tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools