vĐồng tin tức tài chính 365

Khó về đích đúng hạn vì pháp lý đất đai phức tạp

2020-11-03 15:18

Số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch tính đến hết năm 2020 là 92, nhưng từ đầu năm đến nay, chỉ có thêm 7 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.

Ỳ ạch ở vạch xuất phát

Theo Bộ Tài chính, Quyết định 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đặt ra mục tiêu giai đoạn 2017-2020 phải hoàn thành cổ phần hóa 128 doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, theo Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), trong 9 tháng đầu năm 2020, Cục Tài chính doanh nghiệp chỉ nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 7 doanh nghiệp.

Như vậy, so với mục tiêu phải cổ phần hóa 92 doanh nghiệp trong 3 tháng cuối năm nay (tính từ tháng 9.2020), chắc chắn kế hoạch sẽ khó hoàn thành.

Để đôn đốc, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp, ngay từ giữa năm 2020, tại buổi khai mạc Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh:

Năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch của giai đoạn 2016 - 2020. Do đó, cần đẩy nhanh cổ phần hóa tại các doanh nghiệp và xúc tiến ban hành các cơ chế, chính sách cho giai đoạn tới, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn cho giai đoạn 2021 - 2025.

Mới đây, tại buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chiều 10.9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng đã yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo PVN hoàn thành việc quyết toán cổ phần hóa đối với 3 đơn vị: Tổng Công ty Dầu Việt Nam - PVOil, Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn, Tổng Công ty Điện lực dầu khí.

Vì sao cổ phần hóa mãi giữ tốc độ “rùa bò”

Nguyên nhân dẫn đến tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong năm 2020 chậm là do sự bùng phát bất ngờ của dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có việc triển khai công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Bộ Tài chính cũng chỉ ra nguyên nhân khác là những vướng mắc trong khâu rà soát phương án sắp xếp, xử lý nhà đất và phê duyệt phương án sử dụng đất của doanh nghiệp.

Theo phản ánh của các bộ, ngành, địa phương, quá trình này trải qua nhiều quy trình, thủ tục, mất nhiều thời gian do lịch sử, pháp lý đất đai phức tạp, khi cần lấy ý kiến các cơ quan lại bị “ngâm” hồ sơ.

Nghị định số 167/2017/NĐ-CP có nội dung chưa cụ thể dẫn đến cách hiểu khác nhau, gây lúng túng khi triển khai thực hiện; nhiều nội dung về xác định lợi thế giá trị quyền sử dụng đất đối với đất thuê trả tiền hằng năm, định giá thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, giá trị văn hóa, lịch sử… quy định tại Nghị định 32/2018/NĐ-CP chưa được hướng dẫn cụ thể khiến cho việc xác định giá khởi điểm của doanh nghiệp khó khăn, ách tắc.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đã thẳng thắn chỉ ra nhiều “góc khuất” của việc trì hoãn thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp.

TS Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam - cho rằng, có thể doanh nghiệp Nhà nước quá quen với lợi ích mà họ đang được hưởng. Bởi khi chuyển đổi sẽ đồng nghĩa với việc chịu sự điều chỉnh mạnh mẽ hơn của thị trường, chấp nhận cuộc chơi khắt khe của thị trường và phải tuân thủ những quy định vốn không chỉ dành cho doanh nghiệp Nhà nước, mà áp dụng phổ quát cho các doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng hơn với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI, khả năng tiếp cận nguồn lực của Nhà nước.

Theo chuyên gia kinh tế - PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, khó khăn nhất trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là do gắn với tài sản Nhà nước trên đất đai và việc cổ phần hóa gắn với đất đai thường phức tạp ở cơ chế, còn định giá đất hầu như không tính đến, nhất là các dự án mà doanh nghiệp thuê đất ngắn hạn, trả tiền theo một vài năm.

Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, cần phải có cơ chế thưởng phạt rõ ràng, nhất là cơ chế xử lý đối với việc chậm trễ cổ phần hóa.

Một số doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa quy mô lớn như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone (Mobifone), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Argibank)… hiện vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất để có thể tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp.

Xem thêm: odl.390158-pat-cuhp-iad-tad-yl-pahp-iv-nah-gnud-hcid-ev-ohk/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khó về đích đúng hạn vì pháp lý đất đai phức tạp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools