vĐồng tin tức tài chính 365

Giải mã biểu tượng voi-lừa của hai đảng Cộng hòa - Dân chủ

2020-11-03 20:27

Cứ đến mùa bầu cử, người ta bắt đầu thấy biểu tượng con lừa và con voi xuất hiện khắp nơi, nhằm đại diện cho hai đảng của Mỹ.

Linh vật đại diện cho đảng Dân chủ là con lừa, một con vật vụng về, chậm chạp và cứng đầu. Trong khi đó, con voi thì to lớn và cũng vụng về không kém lại đại diện cho đảng Cộng hòa.

Chắc hẳn không ai thích bị so sánh với đặc điểm của một trong hai con vật này. Thế nhưng, suốt hơn một thế kỷ qua cả hai con vật đều được người dân Mỹ yêu thích, lựa chọn.

Giải mã biểu tượng voi-lừa của hai đảng Cộng hòa - Dân chủ - ảnh 1
Biểu tượng voi và lừa xuất hiện nhiều trong bầu cử Mỹ. Ảnh: CNN

Chúng xuất hiện trong phim hoạt hình chính trị, các chiến dịch tranh cử, các meme trên Internet, áo quần...

Từ sự xúc phạm trở thành biểu tượng

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1828, ứng viên John Quincy Adams của đảng Cộng hòa (khác với đảng Cộng hòa ngày nay) đã đối đầu với ứng viên Andrew Jackson của đảng Dân chủ. Đây được coi là một trong những cuộc bầu cử có chiến dịch tranh cử gay gắt nhất trong lịch sử chính trị Mỹ.

Ông Jackson gọi ông Adams là kẻ tham nhũng, mục nát, phóng đãng, thiếu kiềm chế về mặt đạo đức...Trong khi đó, ông Adam công kích đối thủ là người có tính khí bạo lực, không tôn trọng chính quyền và ví ông này là một con lừa ngu ngốc, cứng đầu.

Giải mã biểu tượng voi-lừa của hai đảng Cộng hòa - Dân chủ - ảnh 2
Tranh biếm họa của Thomas Nast dùng con lừa để đại diện cho đảng Dân chủ và con voi đại diện cho đảng Cộng hòa. Ảnh: Thomas Nast

Ông Jackson là người theo chủ nghĩa dân túy và khẩu hiệu của ông là “hãy để người dân phán quyết”. Do vậy, những người theo đảng Cộng hòa đã tuyên bố rằng nếu phe Dân chủ thắng thì sẽ có một bầy lừa quản lý đất nước.

Mặc dù vậy, ông Jackson đã biến hình ảnh con lừa thành một biểu tượng tích cực. Ông chỉ ra các giá trị của một “con lừa” trong các bài phát biểu tranh cử gồm tính bền bỉ, trung thành, có thể mang một lượng đồ rất nặng. Con lừa cũng tượng trưng cho nguồn gốc bình dân và đức tính giản dị.

Sau đó, ông Jackson bắt đầu đưa hình ảnh con lừa lên các áp phích vận động tranh cử và đề cập tới nó trong các bài phát biểu. Sau đó, ông Jackson đã chiến thằng Tổng thống đương nhiệm lúc bấy giờ là John Quincy Adams và trở thành tổng thống thuộc đảng Dân chủ đầu tiên của nước Mỹ.

Mãi đến thập niên 1870, ông Thomas Nast, một họa sĩ người Mỹ gốc Đức chuyên vẽ tranh biếm họa chính trị đã giúp đưa hình ảnh con lừa trở nên nổi tiếng, được công chúng chấp nhận và trở thành biểu tượng của đảng Dân chủ như ngày nay.

Giải mã biểu tượng voi-lừa của hai đảng Cộng hòa - Dân chủ - ảnh 3
Hình ảnh chú Sam (biểu tượng của nước Mỹ) cưỡi voi đại diện cho đảng Cộng hòa đang dẫm những con hổ của đảng Dân chủ. Ảnh: Thomas Nast

Trong khi đó, đảng Cộng hòa (đảng Cộng hòa ngày nay) được thành lập từ năm 1854 nhưng sáu năm sau đó, ông Abraham Lincoln mới trở thành thành viên đầu tiên của đảng này giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng và trở thành tổng thống Mỹ và hình ảnh con voi bắt đầu xuất hiện.
Hình ảnh con voi được dùng làm biểu tượng của đảng Cộng hòa trong ít nhất một bức họa chính trị và một bức tranh minh họa trên báo trong cuộc nội chiến Mỹ. Khi đó, những người lính thường sử dụng cụm từ “nhìn thấy voi” như ám chỉ việc đánh trận.

Thomas Nast - cha đẻ của các biểu tượng

Thomas Nast, người được xem là cha đẻ của tranh biếm họa chính trị hiện đại Mỹ mới thực sự là người tạo ra hai biểu tượng cho lưỡng đảng ở Mỹ. Trong thời gian làm việc cho tờ báo Harper's Weekly, từ năm 1862 đến năm 1886, ông đã dùng nét vẽ của mình để châm biếm, phản ánh gay gắt trước những vấn đề của nước Mỹ.

Giải mã biểu tượng voi-lừa của hai đảng Cộng hòa - Dân chủ - ảnh 4
Bức biếm họa "Lừa sống đá sư tử chết". Ảnh: Thomas Nast

Vào năm 1870, ông Nast bắt đầu sử dụng hình ảnh con lừa để tượng trưng cho đảng Dân chủ thông qua bức biếm họa mang tên "Lừa sống đá sư tử chết" đăng trên tờ Harper’s Weekly.

Hình ảnh con lừa làm đại diện cho nhóm “Copperhead Democrats” - những người Dân chủ là người miền Bắc nhưng có cảm tình với phe miền Nam thời nội chiến. Nhóm này là một phe phái trong nhóm những người Dân chủ miền bắc phản đối nội chiến. Còn con sư tử chết là hình ảnh của Bộ trưởng Chiến tranh Edwin M. Stanton mới qua đời.

Giải mã biểu tượng voi-lừa của hai đảng Cộng hòa - Dân chủ - ảnh 5
Bức biếm họa “Sự hoảng loạn của nhiệm kỳ thứ ba”. Ảnh: Thomas Nast

Đến năm 1874, hình ảnh con voi trong bức biếm họa của ông Nast trên tạp chí Harper’s Weekly cũng đã đưa nó trở thành biểu tượng của đảng Cộng hòa.

Bức biếm họa của Thomas Nast có tiêu đề “Sự hoảng loạn của nhiệm kỳ thứ ba”. Ông Nast đã vẽ nhiều nhóm lợi ích dưới hình dạng của các con vật khác nhau, trong đó có một con lừa khoác áo da sư tử và khiến mọi con vật trong sở thú kinh hãi. Bên cạnh đó có một con voi có gắn mác “Lá phiếu của đảng Cộng hòa” trên lưng,  đứng mấp mé bên một miệng hố có tên là lạm phát và hỗn loạn.

Xem thêm: lmth.149749-uhc-nad-aoh-gnoc-gnad-iah-auc-auliov-gnout-ueib-am-iaig/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giải mã biểu tượng voi-lừa của hai đảng Cộng hòa - Dân chủ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools