vĐồng tin tức tài chính 365

Ngành nông nghiệp rơi vào "mê hồn trận" phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

2020-11-03 21:46

Phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Quốc hội ngày 3/11, đại biểu Trần Văn Cường (Đồng Tháp) cho biết việc kinh doanh và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đang diễn ra khá phức tạp. 

"Nhiều ý kiến cho rằng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại hiện như là mê hồn trận trong nền nông nghiệp của chúng ta, là cơn nghiện của một bộ phận nông dân, là điểm nghẽn lớn trong việc hướng đến một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn và hội nhập quốc tế", đại biểu Trần Văn Cường nêu vấn đề.

Theo ông Cường, hiện nay, mỗi năm Việt Nam sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vào sản xuất nông nghiệp với số lượng khá lớn, khoảng 100.000 tấn/năm, trung bình mỗi người dân sử dụng khoảng 1kg thuốc bảo vệ thực vật trên năm. 

Việc lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công tác thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật chưa tốt đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ô nhiễm tài nguyên đất, nước sinh hoạt, môi trường sống, mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và gây bức xúc trong dư luận xã hội. 

Đặc biệt, nông sản Việt Nam đang dần mất tính cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Đồng thời, việc lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại đã và đang làm phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên, đánh mất hình ảnh một nền nông nghiệp chất lượng mà chúng ta đang quyết tâm tổ chức triển khai trong thời gian qua, đại biểu Đồng Tháp chỉ ra.

Ngày 9/9/2020 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 10 ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam, trong đó, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp có khoảng 1.795 hoạt chất và có đến 4.390 tên thương phẩm đang sản xuất và kinh doanh trên thị trường. 

"Mặc dù thời gian qua, các ngành chuyên môn tăng cường kiểm tra nhưng chúng ta thấy với số lượng như thế và lực lượng quản lý có hạn. Vì vậy, việc kiểm tra, giám sát các tên thương phẩm, thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường gặp nhiều khó khăn, có thể không quản lý tốt được lĩnh vực này", đại biểu Trần Văn Cường nhận định.

Theo ông, tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, như chế tài chưa đủ sức răn đe, một bộ phận người dân nhận thúc rõ tác hại của hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; danh mục chất cấm chưa được đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực hay chưa mạnh dạn áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc để liên thông dữ liệu từ người sản xuất đến tiêu dùng đến cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, chưa có quy định rõ ràng về truy xuất nguồn gốc đối với các nông sản lưu thông trên thị trường, nhất là thị trường nội địa.

Ngành nông nghiệp lâm vào "mê hồn trận" phân bón, thuốc bảo vệ thực vật - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm sáng 3/11 - Ảnh: Cổng thông tin Quốc hội.

Phản hồi với đại biểu về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Nguyễn Xuân Cường cho biết hiện nay tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp đã tăng lên với tín hiệu tích cực. Ví dụ năm 2016, toàn ngành nông nghiệp sử dụng trên 10 triệu tấn phân bón, trong đó chủ yếu là phân vô cơ, thì nay tỷ lệ phân hữu cơ đã đạt gần 4 triệu.  Bên cạnh đó, hiện tại cả nước chỉ có 710 nhà máy sản xuất phân bón và không được tăng thêm để để đảm bảo quản lý được chất lượng. 

Vê vấn đề thuốc bảo vệ thực vật, Bộ trưởng cho biết trước đây Việt Nam nhập 120.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật/năm thì tới năm 2019 chỉ còn nhập 75.000 tấn, trong đó 20% là thuốc sinh học. 

"Đây là cố gắng chung của chúng ta, trong đó 75.000 tấn nhập về có một phần năm ngoái chúng ta đã tái xuất bằng các sản phẩm chế biến được 125 triệu USD. Như vậy là, chúng ta rất cố gắng trong lĩnh vực này" Bộ trưởng khẳng định. "Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hạn chế trong cả lĩnh vực phân bón lẫn thuốc bảo vệ thực vật. Tới đây, chúng ta cần phải tiếp tục hoàn chỉnh hơn, kể cả thể chế chặt hơn, chế tài chặt hơn, hướng dẫn tốt hơn để cố gắng vận hành một nền nông nghiệp đúng hướng là phát triển nhưng phải bền vững, dinh dưỡng cao và sạch để tăng cường xuất khẩu". 

Tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận) cho rằng vẫn còn thiếu những vấn đề hết sức cốt lõi trong quản lý nhà nước về phân bón. 

"Với trên 20.000 loại phân bón khác nhau do 735 doanh nghiệp sản xuất phân bón đưa ra thị trường, một số lượng phân bón khủng khiếp mà nhu cầu thực tế khoảng 1/3 số đó. Ở Thái Lan, các chuyên gia nông nghiệp nói rằng, số lượng phân bón chuẩn hóa chỉ có trên 100 loại, nhưng của mình trên 20 mấy nghìn. Tôi nghĩ đây là vấn đề rất đáng lo ngại, nếu không giải quyết được vấn đề cốt lõi này thì sẽ rất khó cho quản lý nhà nước", đại biểu Cương chỉ ra.

Xem thêm: mth.31931826130110202-tav-cuht-ev-oab-couht-nob-nahp-nart-noh-em-oav-ior-peihgn-gnon-hnagn/nv.ymonocenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngành nông nghiệp rơi vào "mê hồn trận" phân bón, thuốc bảo vệ thực vật”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools