Hệ thống 4 ngân hàng của Trung Quốc, với tài sản lên đến 35 nghìn tỷ đô la, là hệ thống ngân hàng lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Hệ thống ngân hàng này gồm 4 ngân hàng cho vay (Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc) sở hữu khối tài sản khổng lồ, là liên minh ngân hàng hàng đầu trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các ngân hàng phương Tây hiếm khi đối đầu với các ngân hàng Trung Quốc trong môi trường nước ngoài. Điều đó đã tạo ra định kiến rằng các ngân hàng của Trung Quốc hoặc không quan tâm đến hoạt động kinh doanh toàn cầu, hoặc đội ngũ lãnh đạo là những quan chức nghiêm khắc và chứa đầy các khoản nợ xấu, không có khả năng cạnh tranh ở nước ngoài.
Trên thực tế, dấu chân toàn cầu của các ngân hàng Trung Quốc đã phát triển ngang ngửa với các nhà cho vay phương Tây. Vào tháng 6 năm nay, lượng tiền gửi của họ, bao gồm một số ngân hàng chính sách, chiếm 7% tổng dòng vốn cho vay xuyên biên giới, tăng từ 5% trong năm 2015 và đã cho 196 quốc gia vay tiền. Một bài báo gần đây của Catherine Koch và Swapan-Kumar Pradhan của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) và Eugenio Cerutti của IMF giải thích lý do tại sao giới đại gia trên toàn thế giới không nhận thấy được sự phát triển mạnh mẽ này: Các ngân hàng của Trung Quốc đã và đang thống trị các thị trường nghèo hơn mà những người cho vay phương Tây không bao giờ tham gia hoặc xem nhẹ.
Các ngân hàng Trung Quốc hiện nay cung cấp 26% tổng số các khoản vay xuyên biên giới cho các nước đang phát triển. Con số này đã tăng 20% kể từ năm 2016 và vẫn tiếp tục duy trì sau đại dịch. Bà Koch chỉ ra rằng số liệu của BIS chỉ bao gồm các quốc gia đã báo cáo và nghi ngờ rằng tỷ lệ thực sự có thể còn cao hơn. Thị phần của Trung Quốc vẫn thấp hơn so với các ngân hàng châu Âu-chiếm 34% cho vay xuyên biên giới đối với các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, ở một nửa số quốc gia này, các ngân hàng đến từ Trung Quốc hiện là những người cho vay xuyên biên giới lớn nhất.
Các ngân hàng từ các nền kinh tế mới nổi thường miễn cưỡng cho vay ở nước ngoài, có lẽ vì thị trường của chính họ vẫn đang phát triển và mức độ tín nhiệm của những người đi vay từ nước ngoài sẽ khó đánh giá hơn. Bằng cách xem xét các khoản vay do các ngân hàng thực hiện từ quê nhà Trung Quốc, cũng như bởi các công ty con hoạt động ở nước ngoài của họ, các nhà nghiên cứu cho thấy rằng các nhà cho vay Trung Quốc không làm như những ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi khác. Theo ông Cerutti, họ giống những ngân hàng cho vay đến từ châu Âu và Mỹ, mặc dù các ngân hàng này thường thuộc sở hữu nhà nước và việc mở rộng ra nước ngoài của họ gần đây ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, đối với các ngân hàng nổi bật ở Trung Quốc, các khoản cho vay xuyên biên giới có xu hướng tương quan với khối lượng thương mại, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và danh mục đầu tư, tất cả đều giúp cung cấp cho người cho vay thêm thông tin về người đi vay nước ngoài. Mối liên hệ giữa việc cho vay của các ngân hàng Trung Quốc và các mối quan hệ thương mại song phương của nó đặc biệt mạnh mẽ. Nhưng việc cho vay của họ ít hoặc không liên quan đến dòng tiền đầu tư. Các tác giả nghi ngờ rằng điều này phản ánh sự kiểm soát vốn của Trung Quốc và thực tế là các khoản đầu tư theo danh mục đầu tư của nước này nhắm vào các thị trường giàu có hơn.
Tất cả điều này có ý nghĩa gì đối với người đi vay? Sự gia tăng của các ngân hàng Trung Quốc mang lại cả rủi ro và phần thưởng. Ở một số nơi, các ngân hàng Trung Quốc quan trọng đến mức, nếu một cú sốc khiến họ rút lui, thì một cuộc khủng hoảng tín dụng địa phương có thể xảy ra. Nhưng Trung Quốc cũng có thể là một nguồn vốn rất cần thiết. Khi Trung Quốc hội nhập sâu hơn với các thị trường tài chính toàn cầu, nó có thể dần dần nới lỏng các biện pháp kiểm soát vốn của mình — và khi đó các khoản cho vay khổng lồ có thể thực sự mở ra.
Nguồn: The Economist.