Ngân hàng Standard Chartered luôn chủ động trong các phương án hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch
Chẳng hạn như tư vấn chuyên sâu và thông tin phân tích thị trường để thích nghi với những thay đổi và định hình các kế hoạch tương lai hậu khủng hoảng...
Tiếp sức trong bão
Trong nỗ lực thích nghi và nắm bắt cơ hội từ khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp đã có sự chuyển hướng sang sản xuất các mặt hàng phòng chống dịch như khẩu trang y tế, khẩu trang vải và đồ bảo hộ y tế, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Chiến lược mới này cần một nguồn vốn lưu động lớn để đầu tư và chuyển đổi mô hình sản xuất.
Nguồn vốn tiếp sức cho doanh nghiệp nói trên nằm trong khuôn khổ của gói tài chính trị giá 1 tỉ USD với lãi suất ưu đãi, theo cam kết trong một mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, bao gồm các công ty sản xuất và phân phối trong lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe.
Với giới hạn mở, gói này cũng hướng tới cả các doanh nghiệp có kế hoạch chuyển đổi sang sản xuất các sản phẩm có nhu cầu cấp thiết để ngăn chặn đại dịch. Đó là các công ty không hoạt động trong lĩnh vực y tế nhưng tình nguyện tham gia vào sản xuất các sản phẩm như máy trợ thở, mặt nạ, khẩu trang, các dụng cụ bảo vệ, các sản phẩm và dụng cụ vệ sinh và các mặt hàng tiêu dùng liên quan khác.
Theo ông Nirukt Sapru - Tổng Giám đốc Standard Chartered Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á, ngân hàng đã và đang đưa ra nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng và người dân, với mong muốn chung tay cùng Việt Nam đẩy lùi dịch COVID-19 và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các khách hàng và đối tác trong công tác phòng chống dịch và và khôi phục hoạt động kinh tế", vị CEO này khẳng định.
Không dừng lại tại gói hỗ trợ tài chính chuyên biệt này, những nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp khác trong mùa dịch COVID-19 cũng đang được Standard Chartered đáp ứng đầy đủ và kịp thời, góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế diễn ra trơn tru và nhịp nhàng.
Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam
Ngoài ra, từ những ngày đầu dịch bệnh bùng phát, ngân hàng này đã đưa ra những giải pháp hỗ trợ như miễn hoặc giảm lãi vay và tái cơ cấu thời hạn trả nợ, nhằm giúp các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân giảm nhẹ gánh nặng tài chính.
Thêm vào đó, trong giai đoạn thực hiện các biện pháp cách ly và giảm thiểu tập trung đông người để phòng dịch, ngân hàng cũng thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo trực tuyến để cập nhật tới các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp những góc nhìn và phân tích mới nhất từ ngân hàng mẹ về triển vọng toàn cầu, khu vực và từng quốc gia.
Phục hồi sau dịch
Trong thời gian vừa qua ngân hàng luôn tích cực trở thành cầu nối giúp Việt Nam thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài, qua đó mang đến những cơ hội kinh doanh và hợp tác cho các doanh nghiệp trong nước, và tạo động lực cho tăng trưởng GDP trong năm 2020 và những năm kế tiếp.
Một chuỗi các hội nghị trực tuyến trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh doanh ASEAN Standard Chartered 2020 đã được ngân hàng này tổ chức trong tháng 8 vừa qua. Các phiên đã tập trung thảo luận xoay quanh các cơ hội đầu tư trong khu vực trong bối cảnh dịch COVID-19 và các xung đột về địa chính trị leo thang giữa một số quốc gia.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp quốc tế và các tổ chức tư vấn đã mang đến những góc nhìn đa chiều về các vấn đề nóng hiện nay như chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu đến phát triển bền vững sau COVID-19, từ đó rút ra những bài học thực tiễn và khai phá những cơ hội mới cho cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực.
Cũng trong chuỗi sự kiện này, một hội nghị trực tuyến chuyên sâu về Việt Nam với chủ đề "Tối ưu cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch COVID-19" do Standard Chartered điều phối vào đầu tháng 9 đã thu hút sự tham dự của lãnh đạo các doanh nghiệp đến từ châu Á, châu Âu và Mỹ, cùng các quan chức cấp cao của Việt Nam.
Phiên thảo luận này đã chia sẻ các bình luận của nhiều bên liên quan về chiến lược đón đầu cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát.
Ông Nirukt Sapru nhận định dù dịch bệnh có thể đang hạn chế một số hoạt động kinh tế và tình hình có thể còn kéo dài, đây không nên là yếu tố ngăn cản các nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội và đưa ra những chiến lược mới để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng tại Việt Nam.
Nhờ những nỗ lực đóng góp vào quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam và những hỗ trợ đa chiều tới cộng đồng doanh nghiệp trong những năm vừa qua, ngân hàng đã liên tiếp được tạp chí Asiamoney vinh danh là "Ngân hàng quốc tế tốt nhất Việt Nam" trong năm 2018 và 2019.
Gần đây nhất, Ngân hàng đã được International Business Magazine trao tặng giải thưởng "Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam" năm 2020.
Xem thêm: mth.9973757150110202-91-divoc-oab-touv-ed-nov-noh-ueihn-nac-peihgn-hnaod/nv.ertiout