vĐồng tin tức tài chính 365

Xử lý đầu tư Condotel nhưng không nên gây ách tắc dòng vốn đầu tư

2020-11-06 09:50

Xử lý đầu tư Condotel nhưng không nên gây ách tắc dòng vốn đầu tư

V.Dũng

(TBKTSG Online) - Trong thời gian qua, từ bộ ngành trung ương đến địa phương đã bắt đầu đưa ra các phương án xử lý về tình trạng đầu tư loại hình căn hộ nghỉ dưỡng (condotel) trên cả nước. Tuy nhiên, mới đây, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan, địa phương rằng phải xử lý vấn đề về condotel sao cho không gây ách tắc dòng vốn đầu tư.

Thanh tra Chính phủ đề xuất việc xử lý Condotel nhưng không được gây ách tắc dòng vốn đầu tư. Ảnh: TTXVN

Theo Thanh tra Chính phủ (TTCP), loại hình biệt thự du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ nghỉ dưỡng (condotel) như ở tỉnh Khánh Hòa – gọi là "đất ở không hình thành đơn vị ở" – đã và đang phát triển ngày càng mạnh ở nhiều địa phương khác. Việc đầu tư, xây dựng loại hình condotel đã mang lại một số hiệu quả, như thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư, thúc đẩy về tốc độ và quy mô phát triển du lịch, dịch vụ; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách Nhà nước…

Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã phát sinh một số sự vướng mắc, chủ yếu là do pháp luật hiện hành chưa có quy định về loại đất ở không hình thành đơn vị ở trong khu du lịch. Từ đó, tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp, khiếu kiện trên diện rộng về thời hạn sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất đối với nhà đầu tư thứ cấp đã nhận chuyển nhượng; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất; thực hiện quyền cư trú...

TTCP cho biết, các vấn đề này liên quan đến nhiều lĩnh vực do các Luật khác nhau điều chỉnh như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Du lịch, Luật Cư trú... nên cần thiết phải được nghiên cứu để có giải pháp đồng bộ.

Từ tình hình pháp lý và thực tiễn nêu trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành trung ương và các địa phương xử lý tình trạng đầu tư, xây dựng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất ở không hình thành đơn vị ở (biệt thự du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và căn hộ condotel) tại nhiều địa phương khác, theo hướng: khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển du lịch, dịch vụ.

Đồng thời, không gây ách tắc dòng vốn đầu tư đã và đang phát triển mạnh; không gây xáo trộn đột biến ảnh hưởng đến thu hút đầu tư ở những địa phương đã thực hiện; hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro cho các nhà đầu tư; có giải pháp giải quyết đồng bộ mà trước hết là hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành.

TTCP cho rằng, trước mắt, tạm dừng cấp giấy phép xây dựng dự án condotel cho đến khi hệ thống pháp luật được hoàn thiện theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ giải quyết cụ thể vấn đề condotel trên toàn quốc.

Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và bộ ngành liên quan rà soát, kiến nghị sửa đổi Điều 13 của Nghị định số 43/2014/NĐCP theo hướng đảm bảo kết hợp phát triển kinh tế với công tác an ninh, quốc phòng đối với các dự án có sử dụng đất tại biển, đảo phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Các dự án Condotel bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam cách đây gần mười năm đã nhanh chóng gây được sự chú ý trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng thu hút sự quan tâm lớn nhất trên thị trường. Tại thời điểm mới xuất hiện, loại hình này không chỉ hấp dẫn trong mắt các nhà phát triển dự án mà còn hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư thứ cấp và nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên đến nay, khung pháp lý cho loại hình này chưa được hoàn thiện và điều này cũng đem đến sự rủi ro cho nhà đầu tư.

Vào cuối năm ngoái, dự án Cocobay ở Đà Nẵng phá vỡ cam kết lợi nhuận với khách hàng, đây cũng là vụ việc đầu tiên “công phá” niềm tin của thị trường đối với các loại hình bất động sản mới. Đến nay, rất nhiều phương án pháp lý được đưa ra nhưng các loại hình bất động sản “con lai” này vẫn chưa thể định hình rõ ràng. Trong khi đó, các động thái phản đối đã bắt đầu xuất hiện như văn bản cảnh báo của Bộ Công an, Bộ Xây dựng hay mới đây là các địa phương như Bình Định, Đà Nẵng, Vũng Tàu… ngừng cấp giấy phép cho các dự án dạng này.

Theo số liệu được cập nhật mới nhất của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 82.902 căn hộ du lịch, 28.099 biệt thự du lịch, 12.617 phòng khách sạn, 15.663 căn shophouse tập trung tại Hà Nội, TPHCM, Quy Nhơn, Bình Thuận, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Kiên Giang, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, có khoảng 16.523 căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú, tập trung chủ yếu tại Hà Nội, TPHCM.

 

Xem thêm: lmth.ut-uad-nov-gnod-cat-hca-yag-nen-gnohk-gnuhn-letodnoc-ut-uad-yl-ux/153013/nv.semitnogiaseht.coaid

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xử lý đầu tư Condotel nhưng không nên gây ách tắc dòng vốn đầu tư”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools