vĐồng tin tức tài chính 365

“Vòng kim cô” nào giúp kiểm soát người nghiện hiệu quả?

2020-11-06 10:56

Thời gian qua, hàng loạt thảm án xảy ra có liên quan đến người sử dụng trái phép chất ma tuý. Thực tế đã xảy ra không ít vụ “ngáo đá” sát hại người thân. Sau những vụ đặc biệt nghiêm trọng như thế, nhiều ý kiến cho rằng nên cân nhắc tái “bổ sung” tội Sử dụng trái phép chất ma túy vào Bộ luật Hình sự để ngăn chặn hành vi tội ác do hậu quả của việc nghiện ngập gây ra.

Buông lỏng người nghiện, “thảm họa” lớn

Những ngày vừa qua, dư luận bàng hoàng trước vụ án em Trần Thúy H. (18 tuổi, ở xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín), sinh viên năm thứ nhất học viện Ngân hàng, bị 2 đối tượng nghiện sát hại để cướp điện thoại và xe đạp điện để lấy tiền nhằm thỏa mãn “cơn khát” ma túy của mình.

Theo nhận định của Công an TP.Hà Nội, đây là vụ án giết người, cướp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của các đối tượng thể hiện tính chất côn đồ, coi thường pháp luật.

Pháp luật - “Vòng kim cô” nào giúp kiểm soát người nghiện hiệu quả?

Hiện trường vụ nữ sinh học viện Ngân hàng bị sát hại.

Dẫn lại lời Bộ trưởng Tô Lâm nói rằng “ma túy là nguồn gốc, nguyên nhân của các loại tội phạm khác”, Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội cho rằng, cần có chế tài mạnh hơn với người nghiện để hạn chế các loại tội phạm khác. Đại tá Tùng thông tin thêm, theo thống kê thấy lượng ma túy nhập lậu vào Việt Nam rất lớn, nếu chúng ta không có sự thay đổi sẽ có khó khăn trong phòng chống ma túy. Ở thời điểm hiện tại, Chính phủ, bộ Công an đang nỗ lực đề nghị Quốc hội các chế tài, biện pháp và phương pháp quyết liệt hơn đối với nhóm đối tượng này để hạn chế thấp nhất việc gây ra “thảm họa” cho xã hội.

Các chuyên gia tội phạm học nhận định, các đối tượng là người nghiện ma tuý, đặc điểm tâm lý cá nhân chứa đựng sẵn những lệch lạc, lệch chuẩn, tiêu cực, như sự ích kỷ, độc ác, hành động theo bản năng hướng đến việc thỏa mãn các nhu cầu vật chất thô thiển. Khi gặp phải tình huống thuận lợi (nạn nhân có tài sản, dễ tấn công, khống chế vì có một mình, trong điều kiện trời tối, vắng vẻ..), đã tác động trực tiếp đến người đã có sẵn trong nhân cách những đặc điểm tiêu cực, hình thành nên ý định phạm tội.

Liên quan đến vụ việc đau lòng trên, nhiều ý kiến đặt ra câu hỏi cần phải làm gì để ngăn chặn, phòng ngừa người nghiện ma tuý gây án tại cộng đồng? Trước đây, tại Bộ luật Hình sự 1999, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy bị xử lý hình sự theo Điều 199 - tội Sử dụng trái phép chất ma tuý. Xử lý hình sự với hành vi này có tác dụng răn đe tốt.

Từ năm 2009, Bộ luật Hình sự mới đã bỏ tội này. Từ đó, người nghiện chỉ được coi là người bệnh. Tuy nhiên biện pháp quản lý người nghiện, xử lý vi phạm... đều có những bất cập, hạn chế. Cộng đồng đang sống trong nỗi lo âu, người nghiện được “thả rông” đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả, thiệt hại nặng nề cho xã hội. Cần phải có một cơ chế quản lý hiệu quả, mang tính răn đe, trừng trị, giáo dục, nên chăng tái “bổ sung” tội danh Dử dụng trái phép chất ma túy vào Bộ luật Hình sự.

Trong tình hình đặc biệt thì phải có biện pháp đặc biệt

Tháng 6/2019, trả lời chất vấn tại kỳ họp giữa năm của Quốc hội, lãnh đạo bộ Công an đánh giá, ma tuý là “tội phạm của các loại tội phạm”, bình quân cứ mỗi bánh heroin lọt vào Việt Nam thì có đến 10 gia đình có người đi tù, vi phạm pháp luật. Thời gian gần đây, hàng loạt vụ thảm án xảy ra có liên quan đến mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma tuý. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo về việc quản lý đối tượng nghiện, đồng thời cần có chế tài mạnh đối với người nghiện.

Trao đổi với PV, ĐBQH Trịnh Ngọc Phương (đoàn Tây Ninh) nhận định, qua những nỗ lực của bộ Công an, đối với tội phạm về ma tuý, các lực lượng chức năng đã áp dụng rất nhiều hình phạt nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Số bị cáo phạm tội về ma tuý bị kết án tử hình, chung thân nhiều nhất, thể hiện sự nghiêm trị của pháp luật đối với loại tội phạm nguy hiểm này.

Tuy nhiên, theo ông Phương, việc loại bỏ tội danh Sử dụng trái phép chất ma túy ra khỏi Bộ luật Hình sự có thể được xem như sự “mở cửa” cho hành vi sử dụng chất ma tuý, bởi người nghiện sẽ nhận thức rằng dù họ có nghiện hút, xã hội vẫn chăm lo và đưa họ đi cai nghiện bằng ngân sách của Nhà nước. Ðồng thời, việc bỏ tội danh này không bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý. Mặc dù quan điểm nhìn nhận người nghiện là bệnh nhân cũng có tính nhân văn nhưng trước những hiểm hoạ mà người nghiện đã và đang gây ra thì có lẽ phải tội phạm hoá trở lại hành vi này...

“Trong tình hình đặc biệt thì phải có biện pháp đặc biệt”-  Với tình trạng tội phạm liên quan đến ma tuý như hiện nay, tôi đồng thuận với ý kiến của Bộ trưởng Tô Lâm là đề nghị sửa đổi, bổ sung luật Phòng, chống tội phạm ma tuý, trong đó có việc cân nhắc khôi phục lại Ðiều 199 trong Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội Sử dụng trái phép chất ma tuý.

“Tội phạm muốn tiêu thụ ma tuý thì phải tăng người nghiện, vì vậy công an phải bằng mọi cách giảm số người nghiện và hình sự hoá việc sử dụng ma tuý là điều cần thiết”. Dù sao đi nữa cũng cần phải đặt lợi ích của cộng đồng, của số đông lên hàng đầu”, ông Phương nêu quan điểm.

Theo nhận định của lực lượng chức năng, hiện nay xuất hiện nhiều loại ma tuý mới chưa có phác đồ điều trị cai nghiện hiệu quả. Một bộ phận giới trẻ chưa nhận thức đúng và đầy đủ về tác hại của ma tuý tổng hợp, cho rằng ma tuý tổng hợp không gây nghiện, từ đó dẫn đến tình trạng gia tăng số người sử dụng loại ma tuý này.

Ngoài ra, việc người nghiện được coi là người bệnh, được quản lý và áp dụng các hình thức cai nghiện khác nhau, trong đó phần lớn quản lý, cai nghiện tại cộng đồng, không thể cách ly người nghiện sau cai (hoặc sau khi đã bị xử lý hành chính) ra khỏi môi trường còn ma tuý... cũng là một vấn đề. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở nhiều tỉnh từng lên tiếng, hiệu quả cai nghiện ở gia đình, cộng đồng đạt kết quả thấp, có nhiều trường hợp “con nghiện” bỏ giữa chừng… Điều đó cũng đồng nghĩa với việc những mối nguy hại tiềm ẩn trong cộng đồng cũng gia tăng.

ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà (đoàn Hà Nội) cho rằng, việc coi người nghiện là một dạng bệnh lý - Sự thay đổi về chính sách, pháp luật mang tính nhân văn. Trước đây khi thông qua vấn đề này, Quốc hội đã cân nhắc rất nhiều và coi người nghiện là nạn nhân chứ không phải tội nhân. Tuy nhiên, đây lại là một bệnh lý đặc biệt, rất khó bỏ. Khi trong trạng thái nghiện, người nghiện không ý thức được sẽ có những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, do vậy cần phải chữa trị. Hiện, người nghiện sẽ phải cai nghiện tại cộng đồng hoặc vào các trại cai nghiện bắt buộc và có ý kiến cho là hiệu quả chưa cao, nên áp dụng hình phạt tù để cai nghiện tốt hơn, ngăn chặn các mối nguy hiểm cho xã hội.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Chiến (Hà Nội) kiến nghị khi sửa đổi bổ sung luật Phòng, chống ma túy phải có quy định cụ thể khắc phục tình trạng khi Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 không coi việc sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm hình sự mà chỉ xử phạt hành chính.

Hương Lan

Xem thêm: lmth.046594a-auq-ueih-neihgn-iougn-taos-meik-puig-oan-oc-mik-gnov/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

““Vòng kim cô” nào giúp kiểm soát người nghiện hiệu quả?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools