vĐồng tin tức tài chính 365

Lừa đảo qua điện thoại: Tại sao biết nhưng vẫn mắc "bẫy"?

2020-11-06 15:15

Theo số liệu từ Bộ Công an, trong 6 tháng đầu năm, Công an 63 tỉnh, thành phố đã tiếp nhận 776 vụ việc người dân trình báo, tố giác, với số tiền bị lừa đảo lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

Nổi bật trong đó là thủ đoạn lừa đảo giả danh, mạo danh công an, Viện KSND, thanh tra, tòa án, bưu điện... để chiếm đoạt tài sản gia tăng mạnh, chiếm tỷ lệ trên 65% số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Theo cảnh báo của các nhà mạng viễn thông, giai đoạn cuối năm tiếp tục là thời điểm "nóng" của hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua điện thoại và mạng xã hội. Người dân nên đặc biệt thận trọng.

Hình thức tinh vi, số tiền lừa đảo ngày càng lớn

Vào tháng 9/2020, một người phụ nữ ở Hà Nội đã đến cơ quan trình báo bị lừa 13 tỷ đồng sau khi nhận cuộc điện thoại từ người tự xưng là nhân viên cơ quan tư pháp.

Trước đó, một phụ nữ ở phường Vĩnh Hải, TP. Nha Trang cũng bị lừa toàn bộ số tiền tiết kiệm là 700 triệu đồng cho một kẻ mạo danh là "thiếu tá" ở Bộ Công an.

Đây chỉ là hai trong số hàng trăm vụ lừa đảo được người dân trình báo từ đầu năm 2020. Ước tính, các vụ lừa đảo ngày càng tăng về mức độ nghiêm trọng, với số tiền bị lừa đã lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Thủ đoạn mà các đối tượng tội phạm thường sử dụng có đặc điểm chung là sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan công an, Viện KSND để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà cơ quan công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện KSND...

Lừa đảo qua điện thoại: Tại sao biết nhưng vẫn mắc bẫy? - Ảnh 1.

Đối tượng giả làm Viện kiểm sát nhân dân, gửi lệnh bắt tạm giam giả mạo để đe dọa, tống tiền nạn nhân.

Từ đó, đối tượng yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Các đối tượng dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra…

Thực tế ghi nhận đã có nhiều người dân mặc dù được trang bị kiến thức và có hiểu biết, nhưng chỉ trong một phút lơ đễnh, cả tin, đã bị đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn. Lý do là bởi đối tượng thường biết trước một số thông tin cá nhân của nạn nhân, như gia thế, bạn bè, và thậm chí cả hoạt động gần đây dựa trên những bài đăng trên mạng xã hội.

Điều này khiến nạn nhân dẫu không có khuất tất, không có sai phạm, nhưng trước những thông tin cá nhân bị nắm rõ, kết hợp với lời đe dọa, thúc giục của các đối tượng nên lo lắng, không đủ tỉnh táo nhận biết sự việc, dẫn đến bị lừa đảo.

Một số trường hợp khác, đối tượng giả thông báo có quà, bưu kiện gửi tặng, nên yêu cầu người nhận chuyển khoản tiền phí mới nhận được quà. Đã có nhiều nạn nhân vì "nhẹ dạ" nên đã chuyển đi số tiền cả chục, thậm chí cả trăm triệu đồng, mới biết là mình bị lừa.

Làm thế nào để tự bảo vệ tài sản khi gặp đối tượng lừa đảo?

VNPT mới đây đã gửi tin nhắn khuyến cáo người dân cần thận trọng trước những cuộc gọi, tin nhắn bất thường trong giai đoạn cuối năm.

Theo đó, nếu gặp tình huống này, người dân cần bình tĩnh, cảnh giác khi nhận được cuộc gọi từ người tự xưng là cán bộ cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại hoặc nhân viên ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, thanh tra, hải quan... yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn và đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định.

Trong mọi trường hợp, cần tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào từ những cuộc gọi trên: không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại, đặc biệt là thông tin số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân.

Nếu nhận được cuộc gọi bất thường, khách hàng cần cúp máy và trình báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự (C02) nhằm được hướng dẫn kịp thời.

Trong trường hợp nhận được tin nhắn từ người thân, bạn bè trên trang mạng xã hội hỏi vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại… khách hàng cần cẩn trọng, nhanh chóng gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với người đó để xác nhận thông tin.

'Đi từng ngõ, gõ từng nhà' để phòng chống lừa đảo qua điện thoại"Đi từng ngõ, gõ từng nhà" để phòng chống lừa đảo qua điện thoại

VTV.vn - Công an phường đã đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà tuyên truyền để người dân đề cao cảnh giác; thành lập các nhóm Zalo cộng đồng dân cư để cập nhật tình hình.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và  VTVGo!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.54574904160110202-yab-cam-nav-gnuhn-teib-oas-iat-iaoht-neid-auq-oad-aul/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lừa đảo qua điện thoại: Tại sao biết nhưng vẫn mắc "bẫy"?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools