vĐồng tin tức tài chính 365

Khoảng 120.000 người Việt Nam đăng ký làm video trên nền tảng YouTube

2020-11-06 18:59

Ngày 6/11, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về chủ trương phát triển mạng xã hội nội địa, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết các mạng xã hội Việt Nam đã có sự phát triển bứt phá trong 2 năm gần đây.

Năm 2018, các mạng xã hội Việt Nam có số tài khoản là 47 triệu, chỉ bằng khoảng 50% so với các mạng lớn của nước ngoài là Facebook và Youtube. Đến nay, các mạng nội địa đã đạt 96 triệu tài khoản, tương đương hai mạng nước ngoài lớn và đang từng bước đạt được thế cân bằng.

"Thời gian qua có nhiều mạng xã hội mới ra đời. Chúng tôi đã cấp phép trên 800 giấy phép mạng xã hội Việt Nam. Tại sao lại nhiều thế, vì tập trung vào thị trường ngách, trong đó có Lotus và Gapo", Bộ trưởng thông tin và cho biết hiện nay Lotus có khoảng gần 3 triệu tài khoản, còn  Gapo khoảng 6 triệu tài khoản. 

"Các mạng xã hội đánh vào thị trường ngách có từ 5-10 triệu tài khoản là cao rồi", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Các mạng xã hội của Việt Nam đều được xây dựng từ nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân theo cơ chế thị trường và không sử dụng ngân sách nhà nước. Bộ Thông tin và Truyền thông có vai trò hỗ trợ về truyền thông, tháo gỡ cơ chế, chính sách. Bộ trưởng cho biết thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các mạng xã hội trong nước theo hướng chiếm lĩnh thị trường ngách.

Cũng theo Bộ trưởng, mạng xã hội trong nước có 4 đặc điểm khác biệt với mạng xã hội Facebook bao gồm: chia sẻ doanh thu với người dùng; có công cụ chọn lọc ngay từ đầu, đảm bảo nền tảng sạch; công khai thuật toán với người dùng và cho phép phát triển nền tảng con trên nền tảng mẹ để xây dựng các cộng đồng nhỏ mang tính văn hóa riêng biệt.

"Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới có các mạng xã hội nội địa tương đương với mạng xã hội nước ngoài", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Cũng tại phiên chất vấn, trả lời câu hỏi về tình trạng video xấu, độc trên nền tảng YouTube, Bộ trưởng cho biết Bộ đã nâng tỷ lệ tháo gỡ video xấu độc, thực thi pháp luật với YouTube từ 50 lên đến 90%.

"Bộ Thông tin và Truyền thông đã đạt được thỏa thuận với YouTube, khi cơ quan chức năng Việt Nam thông báo một kênh vi phạm pháp luật thì nền tảng này sẽ dừng việc ăn chia tiền quảng cáo", Bộ trưởng cho biết.

Hiện tại, có khoảng 120.000 người Việt Nam đăng ký làm video trên nền tảng YouTube, trong đó 15.000 kênh thu tiền quảng cáo, 350 kênh có hàng triệu người theo dõi.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm những cá nhân sản xuất nội dung xấu độc theo tinh thần xử lý nghiêm. Người dân và tổ chức khi phát hiện video xấu, độc có thể thông báo đến đường dây nóng của Bộ và các Sở Thông tin Truyền thông để phối hợp xử lý.

Bộ Trưởng khẳng định sẽ phải làm nghiêm, nâng tỷ lệ thực thi pháp luật lên 100% chứ không phải 90% và phát triển công cụ phát hiện video xấu, độc. 

"Việc này rất khó, nhưng chúng tôi cương quyết làm. Tôi tin rằng năm 2021 sẽ có công cụ này", Bộ trưởng nói.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ kết hợp các Bộ khác ra hướng dẫn thế nào là video vi phạm thuần phong mỹ tục và nâng cấp dường dây nóng thành trung tâm phát hiện.

Xem thêm: mth.30111555160110202-ebutuoy-gnat-nen-nert-oediv-mal-yk-gnad-man-teiv-iougn-000021-gnaohk/nv.ymonocenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khoảng 120.000 người Việt Nam đăng ký làm video trên nền tảng YouTube”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools