vĐồng tin tức tài chính 365

Giật mình, thấy sợ cây keo!

2020-11-08 11:25
Giật mình, thấy sợ cây keo! - Ảnh 1.

Qua đợt bão lũ vừa rồi, nhiều địa phương nhận ra những nơi trồng cây keo đồi núi dễ bị sạt lở do rễ keo cạn nên không giữ được đất - Ảnh: T.B.D.

Phát biểu trước Quốc hội ngày 5-11, bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết với 4,3 triệu hecta rừng trồng, tới đây thay bằng cơ cấu cây rừng lâu năm, kết hợp với nhóm cây bản địa. Chiến lược phát triển rừng 2021 - 2030 sẽ cố gắng để có rừng ngày càng chất lượng.

Thực tế hậu quả của bão lũ vừa qua và sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, nhìn lại quá trình trồng rừng và tìm giải pháp thích ứng là điều mà một số địa phương đã nhìn ra.

"Đợt mưa lũ vừa qua, một số bà con trồng keo họ nói thật với tôi rằng thực ra rừng keo có hiệu quả kinh tế nhưng không lâu dài. Cây keo không giữ được đất mà ngược lại nơi trồng keo đồi núi lại có nguy cơ sạt lở hơn vì rễ keo cạn, khi cây bị đốn bỏ thì rễ thối mục và tạo ra các ống thông đưa nước từ bề mặt xuống lòng đất, rất dễ gây ra sạt lở" - ông Phan Việt Cường, bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, nói với Tuổi Trẻ.

Giật mình, thấy sợ cây keo! - Ảnh 2.

Sau khi khai thác cây keo, cánh rừng keo ở huyện Núi Thành (Quảng Nam) trở thành đồi trọc - Ảnh: B.D.

Rừng keo hết thời?

Nhiều ngày sau cơn bão số 9 quét qua, đi về các huyện miền núi của Quảng Nam như Đông Giang, Nam Giang, Đại Lộc, Nam - Bắc Trà My... cảnh tượng dễ thấy nhất là những rừng keo bạt ngàn ngã đổ sát sạt.

Keo đang trong giai đoạn trưởng thành, thân to bằng bắp tay chưa thể khai thác được bị gió quật và gãy cụp giữa thân, ngã đổ chồng lên nhau.

Trưa 2-11, khoảng chục hộ dân ở thôn Trúc Hà, xã Đại Hưng (huyện Đại Lộc) tập trung đứng bên tuyến đường dẫn từ huyện Đại Lộc lên huyện Đông Giang để nhặt lại những cây keo vừa gãy đổ.

Khác với những vụ keo khác, người dân ở đây gom keo trong cảnh thẫn thờ vì lượng cây đổ quá lớn, khi chưa đến đúng thời điểm thu hoạch.

"5ha keo ở đây tôi vay ngân hàng rồi mua lại của người khác với giá 350 triệu đồng, keo được 4 năm tuổi rồi và vài năm nữa sẽ cắt nhưng bão quét đổ tới 90%. Bỏ thì tiếc của mà gom thì chẳng được bao nhiêu nên tôi mướn người ra vớt vát, được chừng nào hay chừng đó" - bà Nguyễn Thị Phương, chủ rừng ở xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, nói.

Những quả đồi nằm dọc đường liên huyện trước đây từng là rừng dày, nhưng giờ đây tất cả là màu xanh sẫm. Đâu đâu cũng là keo. Keo mọc lên chiếm kín không gian, nằm sát rạt dưới mép suối, không một loài cây gì có thể cạnh tranh để bám vào đất được.

Người dân ở xã Đại Hưng cho biết khi thấy cây keo đem lại hiệu quả kinh tế, người dân đổ xô gom đất rồi phát dọn để trồng, hộ ít thì vài hecta, hộ nhiều thì cả vài chục hecta.

Bà Trần Thị Thảo, một hộ dân ở xã này có hơn 10ha keo nằm giáp ranh giữa xã Kà Dăng (huyện Đông Giang) với ranh giới huyện Đại Lộc, cho biết trồng keo sau khoảng 6-7 năm mỗi hecta sẽ bán được 60-80 triệu đồng nếu tự thu hoạch; còn nếu bán "quạ" (bán rừng cho thương lái) thì cầm tiền tươi khoảng 40 triệu đồng. Nhưng sau bão số 9 này, rẫy keo của bà hư hại gần hết, thất thu nặng nề.

Tình cảnh thảm thương cũng diễn ra ở các rừng keo dẫn từ huyện Thăng Bình lên huyện Nam Giang.

Ông Nguyễn Đăng Chương - trưởng Phòng NN&PTNT huyện Nam Giang - nói bà con ở huyện đang trồng 6.000ha cây sản xuất, đa số là keo lai. Chủ một rừng keo có tổng diện tích 30ha nằm ở xã Cà Dy tính toán sau 7 năm, 30ha keo của ông có thể thu lại trên 2 tỉ đồng.

Vì hiệu quả kinh tế là thấy được nên dân không ngại gom đất trồng keo, cây keo cũng chính là một phần của rất nhiều nguyên nhân như tranh chấp đất đai, phá rừng tự nhiên...

Giật mình, thấy sợ cây keo! - Ảnh 3.

Cây keo trồng đưa vào nhà máy làm dăm gỗ ở M’đrắk, Đắk Lắk - Ảnh: V.TIẾP

Sẽ cấp gạo để dân bỏ keo, trồng rừng lâu năm

Nếu như năm 2014, Quảng Nam chỉ có khoảng 20.000ha keo thì tới nay, con số này đã lên tới trên 90.000ha, tạo ra cảm giác keo là cây độc tôn được rải thảm từ đồng bằng ven biển lên tới tận miền núi. Vì địa hình đồi núi và cát bỏng dày đặc, khi tìm hướng thoát nghèo cho bà con, tỉnh Quảng Nam như tìm thấy được "lá bùa" với cây keo.

Cho tới giờ, keo vẫn được nằm trong các báo cáo kinh tế - xã hội của địa phương, là cây lan tỏa và thoát nghèo. Nhưng có một sự thật rất cay đắng với loài cây này mà chỉ khi thiên tai ập đến, nhiều lãnh đạo và cả người dân mới giật mình: keo có kinh tế trước mắt, nhưng không giữ được đất, không đóng góp nhiều cho môi trường.

Tại buổi làm việc với UBND huyện Nam Giang sau những thiệt hại của bão số 9, ông Hồ Quang Bửu - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - phổ biến rằng phát triển cây keo là tốt để cải thiện đời sống bà con vùng cao.

Nhưng chủ trương này sắp tới sẽ dịch chuyển qua một hướng khác căn cơ hơn: keo là bước đệm để chuyển lên dần những cánh rừng gỗ lớn, thật sự mang lại cả kinh tế lẫn môi trường nhiều hơn.

"Thiên tai và lũ lụt vừa qua rất khủng khiếp và chúng ta càng thấy rõ vai trò của rừng tự nhiên. Thời gian tới đây đề nghị lãnh đạo huyện tuyên truyền, phổ biến cho bà con để tham gia trồng rừng gỗ lớn, trồng trên quy mô rộng. Tỉnh sẽ cấp gạo cứu đói, hỗ trợ bà con trong thời gian chờ rừng tới tuổi khai thác" - ông Bửu nói.

Ngày 3-11, khi vừa trở về từ hiện trường các vụ sạt lở đất, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường cũng nói rằng có nhiều điều đáng để suy nghĩ và rút kinh nghiệm từ thiên tai dồn dập vừa qua.

Ngoài việc giúp dân sống chung với thiên tai, theo ông Cường, cần phải sớm điều chỉnh và nhìn nhận lại chiến lược phát triển kinh tế vùng nông thôn, miền núi, không khuyến khích trồng cây keo nữa mà tập trung dài hơi cho chuyện trồng rừng gỗ lớn.

"Tôi đi xuống dân, đặc biệt là ở hai bên các tuyến đường, nơi rất nhiều rừng keo nằm dày đặc nhưng sạt lở và sập núi rất nhiều. Rất kỳ lạ là đều trên đồi được trồng keo.

Hỏi thì bà con bảo rằng rừng keo không có khả năng giữ đất, chống xói mòn mà thậm chí ngược lại: rễ keo cạn, khi cây thu hoạch xong thì rễ khô mục và tạo ra những ống dẫn nước vào lòng đất, giúp núi đồi vô nước nhiều hơn và tăng nguy cơ sạt núi" - ông Cường nói.

Giật mình, thấy sợ cây keo! - Ảnh 4.

Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp - Đồ họa: N.KH.

Nhất định phải tính chuyện lâu dài

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết chủ trương trồng rừng gỗ lớn đã được Quảng Nam làm từ lâu nhưng cây keo vẫn chiếm ưu thế vì trồng nhanh, thu hoạch sớm.

"Nhưng từ giờ trở đi, tôi muốn phổ biến rộng rãi cho bà con rằng tỉnh sẽ có chủ trương hỗ trợ gạo, lương thực, cây giống cho bà con để tham gia trồng rừng gỗ lớn. Loại rừng này thời gian trồng có thể kéo dài hơn, bà con cần cái ăn để chờ rừng lớn thì tỉnh sẽ hỗ trợ.

Bù lại, rừng gỗ lớn hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần, khi trồng rừng thì có thể xen kẽ cây dược liệu dưới tán, chăn thả gia súc gia cầm để tăng hiệu quả. Quan trọng nhất là rừng gỗ lớn sẽ giữ được đất, hạn chế sạt lở, có tính bền vững cao để ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu đang là chuyện có thật và ngày càng nguy hiểm hơn" - ông Cường nói.

Tạm giữ 3 nghi phạm chặt hơn 700 cây keo vì không được chăn thả bòTạm giữ 3 nghi phạm chặt hơn 700 cây keo vì không được chăn thả bò

TTO - Ngày 16-7, Công an huyện Thiệu Hóa (tỉnh Thanh Hóa) tạm giữ hình sự Lê Văn Bảy, 43 tuổi, Lê Ngọc Mười và Lê Hữu Hùng, đều 41 tuổi, ở thôn Đường Thôn, xã Thiệu Long để điều tra về hành vi “hủy hoại tài sản”.

Xem thêm: mth.60084618080110202-oek-yac-os-yaht-hnim-taig/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giật mình, thấy sợ cây keo!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools