vĐồng tin tức tài chính 365

Tranh cãi về gói 300.000 tỉ vay không thế chấp

2020-11-09 07:11

Cần ngân hàng đồng hành thực sự

Dù có nhiều ý kiến trái chiều về tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng nhưng một số chuyên gia thống nhất cho rằng: Việc tính toán một gói hỗ trợ tín dụng mới là điều cần thiết và phải làm trong giai đoạn này. 

Bởi về mặt nguyên tắc, khi nào Nhà nước chịu trách nhiệm đảm bảo cho các khoản vay có khả năng là nợ xấu thì gói hỗ trợ tín dụng mới thực sự phát huy được tác dụng. Còn nếu để ngân hàng cho vay theo kiểu thị trường thì các DN khó khăn do dịch COVID-19 sẽ rất khó tiếp cận vốn. 

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, đề xuất gói hỗ trợ lần hai với mức 150.000 tỉ đồng, tương đương với khoảng 2,5% GDP. Đồng thời cần triển khai quyết liệt gói hỗ trợ lần thứ nhất chưa giải ngân hết, còn khoảng 75%.

“Gói hỗ trợ lần một vẫn chưa đủ độ lớn cũng như sức lan tỏa, đặc biệt đối với các đối tượng là lao động không chính thức” - TS Lực nhận xét. Theo ông, cần có một gói hỗ trợ cụ thể để thúc đẩy cho vay vốn bằng cách có thể tăng vốn cho quỹ phát triển DN vừa và nhỏ (SMEDF); thúc đẩy hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa cấp địa phương, từ đó có thể đẩy mạnh cho vay, giúp DN nhỏ và vừa hoạt động tốt hơn.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng cho rằng vẫn có thể triển khai gói nhỏ hơn gói tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng. Nhưng phải có những tiêu chí định lượng và định tính rất chặt chẽ để thẩm định khi DN có nhu cầu vay cũng như khả năng trả nợ.

Đối với trường hợp khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, ngân hàng cần thực sự giãn nợ, giảm lãi suất các khoản vay cũ; không đòi nợ cả gốc lẫn lãi mà đợi đến khi hoạt động kinh doanh quay trở lại bình thường thì mới bắt đầu thu hồi vốn và lãi. 

Xem thêm: lmth.038849-pahc-eht-gnohk-yav-it-000003-iog-ev-iac-hnart/et-hnik/nv.olp

Comments:0 | Tags: vay

“Tranh cãi về gói 300.000 tỉ vay không thế chấp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools