vĐồng tin tức tài chính 365

'Bầu cử ngẫu nhiên': Cơ hội cho ông Trump

2020-11-09 07:11

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng ngày bầu cử Mỹ (thường là ngày 3-11) là ngày quan trọng nhất, và nếu ai giành chiến thắng trong ngày này chắc chắn sẽ là tổng thống. Nhưng sự thật không phải như vậy, 14-12 mới là ngày quyết định một ứng viên có chính thức trở thành chủ nhân Nhà Trắng hay không, theo kênh Fox News.
 
Theo Hiến pháp Mỹ năm 1877, Quốc hội là trọng tài cuối cùng để xác định ứng viên nào giành chiến thắng ở mỗi bang. Quốc hội phải xem xét kết quả bầu cử từ tất cả 50 tiểu bang và sau đó mới đưa ra quyết định cuối cùng. Quy định trên được ban hành trong một đạo luật mang tên: Đạo luật về số lượng cử tri.

'Bầu cử ngẫu nhiên': Cơ hội cho ông Trump - ảnh 1
Hiến pháp Mỹ. Ảnh: T74

Bối cảnh ra đời

Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật này sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi năm 1876 giữa Tổng thống Rutherford B. Hayes và đối thủ khi đó của ông là Samuel Tilden. Vào thời điểm đó, số phiếu đại cử tri (ĐCT) không thể giải quyết được tranh chấp ở các bang Florida, South Carolina và Louisiana - nơi hai bên đều khẳng định mình đã chiến thắng.

Đã có một cuộc chạy nước rút để giải quyết việc kiểm phiếu cử tri đoàn trước Ngày nhậm chức (20-1-1877) và Quốc hội đã thành lập một "ủy ban bầu cử" để giải quyết các vấn đề.

Đạo luật về số cử tri quy định các bang chọn đại cử tri không quá 41 ngày sau cuộc bầu cử. Đây là một phần lý do tại sao Tòa Tối cao gấp rút hoàn tất vụ ông George W. Bush kiện ông Al Gore vào ngày 12-12-2000 và quyết định tạm dừng việc kiểm phiếu ở bang Florida để trao quyền tổng thống cho ông Bush.

"Át chủ bài" Mike Pence

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu một bang gửi các phiếu đại cử tri không nhất quán tới Quốc hội? 

Quốc hội phải loại bỏ tất cả những điều đó, bắt đầu từ ngày 6-1.

Các hồ sơ xác nhận bỏ phiếu đại cử tri bắt đầu được gửi về Điện Capitol vào tháng 12 từ các bang khác nhau. Điều này là để chuẩn bị cho việc Hạ viện và Thượng viện nhóm họp trong một phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 6-1 để chính thức ký kết về kết quả.

Nếu bà Nancy Pelosi tiếp tục giữ chức chủ tịch Hạ viện thì bà sẽ cùng Phó Tổng thống Mike Pence, với tư cách là Chủ tịch Thượng viện chủ trì phiên họp chung.

'Bầu cử ngẫu nhiên': Cơ hội cho ông Trump - ảnh 2
Phó tổng thống đương nhiệm Mike Pence (phải) và Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Ảnh: GETTY

Tu chính án thứ 12 của Hiến pháp yêu cầu "Chủ tịch Thượng viện, trước sự chứng kiến của Thượng viện và Hạ viện, sẽ mở tất cả các giấy tờ xác nhận và sẽ bắt đầu tính số lượng phiếu ĐCT".

Cụm từ đó chính là thứ đã làm phật lòng các học giả Hiến pháp trong nhiều thập niên. Tu chính án thứ 12 không quy định "cách" các phiếu bầu được tính. Đó là lý do tại sao điều này đôi khi gây nên các tranh cãi.

Tu chính án thứ 12 cũng quy định rằng "người có số phiếu bầu cao nhất sẽ là Tổng thống", nhưng với điều kiện phải được Quốc hội đồng ý thông qua.

Rất có thể ông Pence sẽ là người khiến cục diện thay đổi và không nên đánh giá thấp vai trò của phó chủ tịch ở giai đoạn quan trọng này.

Trước đó, Hawaii không phải là một tiểu bang quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1960 giữa Thượng nghị sĩ John F. Kennedy khi đó và Phó Tổng thống khi đó là Richard Nixon. Cho dù có thắng ở đây hay không thì ông Kennedy vẫn sẽ là ông chủ Nhà Trắng.

Kết quả ban đầu từ Hawaii cho thấy ông Nixon đã thắng bang này, nhưng một cuộc kiểm phiếu lại đã chuyển chiến thắng cho ông Kennedy. Sau đó, Hawaii đã gửi hai phiếu đại cử tri tới Washington: một cho ông Nixon và một cho ông Kennedy, cả hai đều có chữ ký của thống đốc.

Theo lý thuyết lá phiếu đại cử tri của Hawaii đáng lẽ đã thuộc về ông Nixon. Nhưng khi phiên họp chung của Quốc hội được triệu tập vào tháng 1-1961, ông Nixon đã không can thiệp và để Quốc hội đã trao ba phiếu đại cử tri của Hawaii khi đó cho ông Kennedy.

Nếu lúc đó ông Nixon can thiệp, cục diện có thể sẽ đi theo hướng khác.

Bầu cử ngẫu nhiên

Điều gì sẽ xảy ra nếu Quốc hội tuyên bố không thể giải quyết tranh chấp bằng các lá phiếu ĐCT? Trong trường hợp này, theo Tu chính án thứ 12, Hạ viện sẽ có trách nhiệm chọn tổng thống.

Đây được gọi là "cuộc bầu cử ngẫu nhiên". Hạ viện đã chọn hai tổng thống thông qua các cuộc bầu cử ngẫu nhiên: ông Thomas Jefferson năm 1801 và ông John Quincy Adams năm 1825.

Mỗi bang bỏ một phiếu bầu với tư cách là phái đoàn Hạ viện trong cuộc bầu cử ngẫu nhiên. Hạ viện chỉ xem xét ba cử tri đoàn có số phiếu cao nhất trong một cuộc bầu cử ngẫu nhiên. Có thể là Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, Tổng thống đắc cử Joe Biden, và một người khác.

Vì vậy, bất kể số dân là bao nhiêu thì mỗi bang cũng chỉ có một phiếu trong cuộc bầu cử ngẫu nhiên tại Hạ viện.

Đảng Cộng hòa hiện kiểm soát 26 phái đoàn tiểu bang trong khi đảng Dân chủ kiểm soát 22. Hai tiểu bang còn lại về cơ bản là chưa xác định được. Tuy nhiên, tất cả phải chờ cho đến khi sau khi có Quốc hội mới. Hơn nữa, hiện hàng chục ghế trong Hạ viện vẫn chưa được quyết định.

Đây chính là vấn đề đối với đảng Dân chủ: California có 53 ghế tại Hạ viện nhưng chỉ được tính là một lá phiếu trong một cuộc bầu cử ngẫu nhiên. Ngược lại, bang South Dakota chỉ có một ghế Hạ viện. Tất cả các bang đều bình đẳng trong một cuộc bầu cử ngẫu nhiên nên rất có thể cục diện sẽ lại thay đổi.

"Quyền tổng thống"

Tuy nhiên, Hiến pháp lại không quy định Quốc hội phải quyết định xem ai là tổng thống trong một cuộc bầu cử ngẫu nhiên.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Hạ viện không chọn được tổng thống vào trưa 20-1? Đây là lúc Tu chính án thứ 20 và Đạo luật Kế vị Tổng thống bắt đầu có hiệu lực.

Nếu Hạ viện không đưa ra được quyết định vào trưa 20-1, thì sẽ không có tổng thống cũng như phó tổng thống. Nhiệm kỳ của Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Pence hết hạn, và bà Pelosi, theo luật sẽ trở thành Quyền Tổng thống Mỹ.


Xem thêm: lmth.248849-pmurt-gno-ohc-ioh-oc-neihn-uagn-uc-uab/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Bầu cử ngẫu nhiên': Cơ hội cho ông Trump”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools