Khi một con dơi quỷ bị bệnh, nó phải tự cách ly hoặc bị đàn của chúng ép buộc làm như vậy, do đó làm chậm tốc độ lây lan bệnh tật - Ảnh: SMITHSONIANMAG
Dơi quỷ (vampire-bats) hay dơi ma cà rồng là một phân họ dơi hút máu, phân bố chủ yếu ở Mexico, Brazil, Chile và Argentina. Loài dơi này sống theo bầy từ vài trăm đến hàng ngàn con trong các hang động tối với thức ăn yêu thích là máu của động vật có vú.
Loài dơi này có những tập tính tự nhiên rất thú vị là nhận nuôi con của dơi khác, tiết máu nuôi đồng loại bị đói và biết tự cách ly khi bị bệnh.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Behavioral Ecology, khi một con dơi quỷ bị bệnh, chúng tự nguyện tự cách ly hoặc bị đàn của chúng ép buộc làm như vậy, do đó làm chậm tốc độ lây lan bệnh tật.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (Hoa Kỳ) cho biết hành vi tự cách ly khỏi bầy đàn của dơi quỷ từng được theo dõi trong phòng thí nghiệm nhưng chưa từng thấy trong tự nhiên.
Để trả lời câu hỏi liệu hành vi này có thực sự là "bản năng tự nhiên" hay không, các nhà nghiên cứu đã bắt 31 con dơi trưởng thành hoang dã và tiêm độc tố gây bệnh cho một nửa số dơi này để kích thích phản ứng miễn dịch. Một nửa số dơi còn lại chỉ được tiêm giả dược.
31 con dơi này được thả lại vào bầy của chúng để theo dõi phản ứng cách ly.
Loài dơi này có những tập tính tự nhiên rất thú vị là nhận nuôi con của dơi khác, tiết máu nuôi đồng loại và biết tự cách ly khi bị bệnh - Ảnh: NPR
Kết quả quan sát cho thấy, chỉ trong vài giờ những con dơi bị tiêm độc tố gây bệnh trở nên mệt mỏi, "kết giao" với ít thành viên trong bầy hơn. Chúng cũng giảm thời gian hoặc ngưng hẳn hành vi tìm kiếm bạn tình trong vài ngày sau đó. Thậm chí, những con dơi bị bệnh cũng lựa chọn chỗ bám trên vách đá cách xa hẳn với bầy đàn.
Quan sát cho thấy ngay cả những con dơi khỏe mạnh trong đàn cũng dường như "phát hiện" dơi bệnh và tỏ ý tránh xa chúng.
Trong khi đó, những con dơi được tiêm giả dược thì hoàn toàn khỏe mạnh và không có dấu hiệu cách ly.
Sự tự cách ly này giảm bớt khi những con dơi dần khỏe lại và khi bay ra ngoài kiếm ăn.
Mặc dù các nhà nghiên cứu chỉ sử dụng độc tố của một bệnh đơn giản mà không phải vi khuẩn hay virus gây nên một đại dịch thực sự, nhưng đây cũng là một phát hiện thú vị mở ra hướng quan sát mới về hành vi xã hội và bản năng tự nhiên của động vật.
TTO - Nhà khoa học WHO cho biết COVID-19 bắt nguồn từ dơi và rằng các nghiên cứu cho thấy mèo và chồn sương dễ mắc COVID-19, trong khi chó lại ít có khả năng bị lây nhiễm hơn.
Xem thêm: mth.90192150190110202-hneb-cam-ihk-yl-hcac-ut-teib-gnuc-iod/nv.ertiout