Bé gái Q. (11 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) uống thuốc ngủ liều cao - Ảnh: BVCC
Khi được cứu sống, em N. rất ân hận, nói rằng em đã sống trong bức tranh tâm lý khá u ám ở tuổi mới lớn. Ở trường, em N. thường bị các bạn bắt nạt, chê bai làn da ngăm đen. Gia cảnh khó khăn, em N. phải phụ giúp gia đình nhiều việc nặng quá sức, thậm chí kéo máy cày và thường bị cha mẹ la rầy.
Đủ cái để sợ
Một trường hợp khác là bé Q. (11 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang). Nghĩ cha mẹ thương em gái hơn mình, rồi bị bạn bè trong lớp chê bai ngoại hình, không cho chơi chung, dành dụm tiền tiêu vặt em mua hộp thuốc ngủ về uống. Em Q. được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện khi chức năng gan và thận đã bắt đầu bị ảnh hưởng. Sau gần một tuần trị liệu, em đã tỉnh lại, cởi mở với mọi người, trân quý sinh mạng từng phút giây sau khi trút hết bầu tâm sự với các bác sĩ.
Gần đây, nhiều trẻ ở độ tuổi mới lớn chọn uống thuốc ngủ liều cao hay uống thuốc diệt cỏ để từ bỏ cuộc sống vì cảm thấy tình cảm cha mẹ dành cho mình vơi dần, còn ở lớp thì bị bạn bè xa lánh...
Theo chuyên gia tâm lý Nhan Cẩm Nghi (đơn vị tâm lý Bệnh viện Nhi đồng thành phố), phần lớn phụ huynh đều cho rằng con em mình chưa đạt đến mức phát triển khái niệm tự tử. Tuy nhiên theo nghiên cứu cho thấy, trẻ em từ 6 tuổi đã bắt đầu có ý thức về cái chết, trẻ 8 - 9 tuổi đã có những hiểu biết về cái chết, về tự tử.
Nhiều trẻ còn có khả năng lên kế hoạch, tìm cách làm điều này, đặc biệt đối với độ tuổi vị thành niên, nguy cơ xảy ra lần hai cao gấp 6 lần.
Làm sao để ngăn chặn?
Chuyên gia tâm lý Cẩm Nghi phân tích trong bất kỳ một giai đoạn nào của cuộc sống, mỗi chúng ta đều đối diện với những xung đột tâm lý xã hội xuất phát từ nhu cầu cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu xã hội.
Một trong số đó có thể giải quyết được, còn một số thì không, đặc biệt đối với trẻ, khi kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng thích ứng còn giới hạn.
Vì thế, ở những tình huống khó khăn nhất định như trầm cảm, bạo hành thể chất, áp lực gia đình, áp lực nhà trường, lạm dụng tình dục... có thể kích hoạt suy nghĩ tiêu cực, bùng nổ về cảm xúc, khiến trẻ tìm cách chấm dứt căng thẳng bằng phương án tệ hại.
Để phát hiện sớm ý định của trẻ, chuyên gia Cẩm Nghi khuyên ba mẹ cần nhạy cảm trong việc nhận ra dấu hiệu và đảm bảo việc đặt câu hỏi cho con một cách rõ ràng, dễ hiểu, không phán xét.
Phụ huynh hãy cho con biết bản thân đang rất lo lắng và muốn giúp đỡ con, động viên con chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình.
Hơn bao giờ hết, điều con cần ngay lúc này là sự chủ động lắng nghe tâm tư, tình cảm của con từ phía ba mẹ. Điều này góp phần giúp trẻ cảm thấy suy nghĩ, cảm xúc và nhu cầu của bản thân được tôn trọng.
Di chứng tâm lý về sau
Bác sĩ Lê Vũ Phượng Thy - trưởng khoa hồi sức chống độc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) - cho hay việc chọn thuốc diệt cỏ, thuốc ngủ để tự vẫn, nếu phát hiện muộn, đã có biến chứng thì dù được cứu sống cũng vẫn ảnh hưởng đến các cơ quan như: tim, gan, thận, lâu nữa sẽ gây viêm phổi, ảnh hưởng thần kinh.
Hậu quả lớn nhất chính là chấn thương tâm lý không hề nhỏ cho chính bệnh nhân và cho gia đình.
TTO - Có nhiều người tự tử nhập viện ở các bệnh viện hằng đêm và không ít người trẻ...
Xem thêm: mth.59131042290110202-naht-nab-iah-mal-ert-nagn/nv.ertiout