vĐồng tin tức tài chính 365

Hệ lụy đáng lo từ thủy điện nhỏ

2020-11-10 10:45

TS Vũ Ngọc Long: Chúng tôi đã thấy và cảnh báo

Đầu tháng 9-2018, chúng tôi đã theo đoàn cán bộ một số đơn vị thực hiện chuyến khảo sát đánh giá nhiều ngày tại dự án Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3. Nơi dừng chân đầu tiên của đoàn chúng tôi chính là khu vực chuẩn bị xây dựng Nhà máy Rào Trăng 3. Đó là một bãi đất trống nằm dưới vực sâu thung lũng đã được cạo sạch thảm thực vật bên sườn núi, để trơ ra một khoảng đất màu nâu vàng hình oval khổng lồ choán hết một mặt của quả núi.

Tại khu vực đang chuẩn bị xây đập, phía bờ phải của chân đập, cả một sườn núi cũng được cạo trắng trơn. Chúng tôi ghi nhận những hàng cây rừng phía trên còn in dấu vết của một khu rừng già nguyên sinh mới bị chặt phá. Tiếp tục đi ngược lên vùng thượng lưu của hồ chứa nước Rào Trăng 3, chúng tôi nhận thấy lòng sông tại khu vực này dường như đã bị con người bức tử. Hàng vạn tấn đất đá được đào ra từ vách núi để thi công, nâng cấp con đường 71 từ Rào Trăng 3 đi lên thủy điện A Lin B1 và A Lin B2 đã bị người ta hất thẳng xuống lòng sông.

Từ chuyến khảo sát, chúng tôi cũng đã nhận thấy khu vực Rào Trăng 3 tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về địa hình do bị phân cắt mạnh, với hệ thống khe suối xương cá chủ yếu là những dãy núi cao đến 1.000m với sườn dốc có chỗ tới 50º. Bề mặt địa hình dốc như vậy nên khi dùng máy cào để cào bóc nhẵn hết cây rừng, thảm thực vật phủ trên một sườn núi dốc như thế, rồi thi công các công trình ở ngay dưới chân núi sẽ rất nguy hiểm. Khi mùa mưa đến, khả năng bị sạt lở, lũ bùn, lũ ống là rất lớn. Chúng tôi đã có cảnh báo những điều này cho các cơ quan chức năng.

Từ sự cố Rào Trăng 3, tôi tha thiết mong Bộ Công thương và Bộ TN-MT thành lập đoàn tổng hợp liên ngành bao gồm các nhà khoa học có trách nhiệm đánh giá và thẩm định lại tất cả các dự án thủy điện nhỏ đang xây hoặc chuẩn bị xây dựng về tính an toàn và bền vững về môi trường. Tuyệt đối không cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên dù với bất kỳ lý do nào.

Ông Hoàng Quốc Vượng (thứ trưởng Bộ Công thương):

Không bổ sung dự án chiếm đất rừng tự nhiên

Hiện VN đã đưa vào vận hành khai thác các nhà máy thủy điện với tổng công suất thiết kế là 19.700MW. Các dự án nhà máy thủy điện vừa và nhỏ còn lại trong quy hoạch vẫn đang thi công xây dựng, nghiên cứu đầu tư hoặc xem xét cho phép đầu tư với tổng công suất khoảng 8.800MW.

Thời gian qua, tại khu vực 6 tỉnh miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam) bị ảnh hưởng bởi 3 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới đã gây ra mưa lớn kéo dài. Đó là nguyên nhân chính gây nên lũ lớn, ngập lụt trên diện rộng nhiều khu vực tại các tỉnh miền Trung. Từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có 38 công trình thủy điện đang vận hành khai thác. Trong đợt lũ, lưu lượng nước về các hồ thủy điện tăng nhanh, nhưng đã vận hành an toàn và tuân thủ quy trình vận hành (liên hồ, đơn hồ) được cấp thẩm quyền phê duyệt, không gây tác động bất lợi cho hạ du.

Đối với những dự án thủy điện trong quy hoạch, Bộ Công thương vẫn thường xuyên rà soát, đánh giá các ảnh hưởng tiêu cực (nếu phát sinh), từ đó điều chỉnh quy mô, thông số để đảm bảo không ảnh hưởng lớn đến môi trường - xã hội. Trường hợp không có phương án điều chỉnh sẽ kiên quyết loại khỏi quy hoạch và đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi dự án.

Theo thống kê, hiện nay các dự án thủy điện vừa và nhỏ bình quân chỉ chiếm dưới 1,9ha đất các loại/1MW. Thời gian qua Bộ Công thương không xem xét bổ sung bất cứ dự án thủy điện nào có chiếm diện tích đất rừng tự nhiên.

NGỌC AN ghi

Ông nguyễn Hoàng Hiệp (thứ trưởng Bộ NN&PTNT):

Một số thủy điện nhỏ vận hành sai quy trình

Việc làm thủy điện chắc chắn ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, đặc biệt là các thủy điện vừa và nhỏ khi xây dựng sẽ tác động, lấy đi ít nhất 50-70ha rừng. Nếu các thủy điện phối hợp chặt chẽ và thực hiện nghiêm các quy định trong tích nước, xả nước thì hỗ trợ rất nhiều việc cắt lũ ở hạ du. Chỉ có điều thực tế các thủy điện lớn thực hiện, phối hợp rất nghiêm, nhưng đặc biệt một số thủy điện nhỏ lại không vận hành đúng quy trình.

Sở dĩ có tình trạng trên là do hồ chứa các thủy điện nhỏ không có dung tích phòng lũ và không vận hành xả lũ trước khi đón đợt lũ. Nhiều thủy điện "tiếc" không xả nước, khi dự báo sắp có mưa lũ thì xả không đúng theo quy trình, rồi khi lũ về buộc phải xả và gây ra tình trạng lũ chồng lũ ở hạ du. Bộ NN&PTNT đang bàn với Bộ Công thương để có một quy trình vận hành các thủy điện nhỏ cho phù hợp với thực tiễn và sẽ được khắc phục trong tương lai gần.

Bộ cũng khuyến cáo các địa phương khi cấp phép cho thủy điện phải tính toán rất kỹ, đặc biệt là tính toán yếu tố về thiên tai, chiếm dụng rừng và hiệu quả khi cấp phép. Hiện nay các dự án thủy điện nhỏ và vừa là do địa phương cấp phép. Riêng diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng... của các thủy điện nhỏ cần phải chuyển đổi mục đích thì chủ yếu là các địa phương phê duyệt, Bộ NN&PTNT cũng có nhưng rất ít vì diện tích chuyển đổi chưa cần đến cấp bộ quyết.

CHÍ TUỆ ghi


Ông Trần Đình Long (phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam):

Không nên phó mặc cấp phép thủy điện nhỏ cho địa phương

Tiềm năng thủy điện nhỏ là một lợi thế của ngành năng lượng VN, nhưng để khai thác tốt nguồn năng lượng tái tạo này cần phải có quy hoạch chi tiết. Các bộ, ngành trung ương cần quan tâm đúng mức tới việc quy hoạch dự án thủy điện nhỏ, không nên phó mặc cho địa phương từ khâu quy hoạch, cấp phép, xây dựng, quản lý. Nhiều địa phương nguồn nhân lực không đủ trình độ chuyên môn, nếu làm không cẩn thận sẽ gây hậu quả xấu.

B.NGỌC

Xem thêm: mth.38350028001110202-ohn-neid-yuht-ut-ol-gnad-yul-eh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hệ lụy đáng lo từ thủy điện nhỏ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools