vĐồng tin tức tài chính 365

Phát biểu 'nhận thua' là truyền thống ở Mỹ, ông Trump có tránh được?

2020-11-10 15:29
Phát biểu nhận thua là truyền thống ở Mỹ, ông Trump có tránh được? - Ảnh 1.

Nếu Trump ứng xử như người thua cuộc tồi tệ, tương lai chính trị của con cái ông có thể bị ảnh hưởng - Ảnh: AP

"Thật là đau đớn và chuyện đó sẽ gắn mãi với tôi". Bà Hillary Clinton từng phát biểu như thế khi chấp nhận thua đối thủ là một nhân vật "chân ướt chân ráo" trong chính trường: Donald Trump. Thất bại càng đau đớn hơn khi mọi yếu tố đều cho thấy tỉ phú Mỹ bên Đảng Cộng hòa "không có cửa" với bà.

Diễn văn thừa nhận thất bại cũng rất được người Mỹ chú trọng, xem như một nghi thức và có điều đáng chú ý là trong diễn văn ấy, người thua cuộc không bao giờ sử dụng cụm từ "thất bại".

Hôm 9-11-2016, bà Hillary phát biểu: "Tối hôm qua (8-11), tôi đã chúc mừng Donald Trump. Tôi luôn tin tưởng vào nước Mỹ và sẽ mãi như thế. Và nếu bạn có niềm tin như thế, bạn phải chấp nhận kết quả (bầu cử) này và tiếp tục tiến lên".

Báo USA Today của Mỹ ví von nếu so sánh bầu cử tổng thống Mỹ giống như cuộc chiến giữa hai quân đội đối địch, bài phát biểu của ứng cử viên thua cuộc tương tự như một hiệp ước hòa bình.

Từ năm 1896 đến nay, ứng cử viên tổng thống nào thất bại đều gửi thông điệp thừa nhận thua cuộc dưới hình thức một bức điện tín gửi cho người chiến thắng, cuộc gọi điện thoại hoặc bài phát biểu trên truyền hình.

Bởi tính cách của Trump như thế

Nhiều học giả Mỹ nhận định ông Trump chưa tuyên bố thua cuộc bởi đây là đặc điểm tính cách và là canh bạc chính trị của ông.

GS sử học Ruth Ben-Ghiat ở Đại học New York giải thích đối với Trump, phát biểu thừa nhận thất bại là "vấn đề sĩ nhục công khai".

Trong nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump đã thực hiện mô hình độc đoán với những tính cách như ngạo mạn, cố chấp, vì vậy ông rất khó chấp nhận thất bại.

Ruth Ben-Ghiat ghi nhận: "Dễ nói bầu cử gian lận hơn là chấp nhận các chính sách của ông ấy đã đưa một số lượng cử tri đủ để ông ấy thua cuộc".

Với tính cách ấy, ông Trump từng đánh giá về thượng nghị sĩ John McCain: ‘Ông ấy là người hùng vì đã bị bắt (trong chiến tranh Việt Nam). Tôi lại thích những người không bị bắt cơ".

TS tâm lý học John Gartner ở Baltimore đánh giá Trump là người "yêu bản thân mình (ái kỷ) hết sức tai hại" đồng thời cảnh báo Trump đã mất quyền lực trước người dân nhưng vẫn rất nguy hiểm một khi "ông ấy giữ lại những người ủng hộ cuồng tín".

GS luật Lawrence Douglas ở Đại học Amherst phân tích Trump luôn coi mình không phải là người thua cuộc mà là nạn nhân của các thế lực "nhà nước trong bóng tối" vốn đã tập hợp chống lại ông từ khi ông cầm quyền.

Phát biểu nhận thua là truyền thống ở Mỹ, ông Trump có tránh được? - Ảnh 2.

Chủ nhật 8-11 (giờ địa phương), khoảng 200 người diễu hành ở Los Angeles bày tỏ thái độ ủng hộ ông Trump - Ảnh: KCRW

Canh bạc chính trị của ông Trump

Bên cạnh đặc điểm tính cách của ông Trump, một nguyên nhân khác khiến ông không thừa nhận thất bại sớm bởi tương lai có thể sẽ tăm tối hơn sau khi ông rời Nhà Trắng.

Tại New York, bản thân ông Trump đang là mục tiêu của hai cuộc điều tra có thể dẫn đến hành động pháp lý.

Cuộc điều tra đầu tiên liên quan đến trốn thuế, gian lận bảo hiểm và sửa chữa sổ sách kế toán trái quy định. Cuộc điều tra thứ hai về các khoản cho vay gian lận và thu lợi tiền thuế.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Mỹ còn bị một số phụ nữ cáo buộc quấy rối hoặc tấn công tình dục.

Cuối cùng, khi từ chối thừa nhận thất bại sau khi đã có hơn 70 triệu lá phiếu bầu cho ông, Trump muốn giữ được tư thế của một con người mạnh mẽ có thể giúp xây dựng hình ảnh nếu ông quyết định ra tranh cử năm 2024.

Theo GS Lawrence Douglas, Trump tin rằng dù thất bại, "thương hiệu" của ông vẫn sẽ tiếp tục thu hút nhiều người ủng hộ.

Phát biểu nhận thua là truyền thống ở Mỹ, ông Trump có tránh được? - Ảnh 3.

Đánh nhau giữa những người ủng hộ ông Trump và phong trào Black Lives Matter ở Bismarck ngày 7-11 (giờ địa phương) - Ảnh: inforum.com

Rồi Trump sẽ thừa nhận thất bại

Trả lời báo USA Today, ông Scott Farris - tác giả một cuốn sách viết về các ứng cử viên tổng thống Mỹ thua cuộc, tin rằng ông Donald Trump trì hoãn thừa nhận thất bại vì lý do chiến thuật chứ trước sau gì ông cũng phải phát biểu thừa nhận thua cuộc.

Theo Scott Farris, Trump nhận thức nếu ông hành xử như một người thua cuộc tồi tệ, tương lai chính trị của ông sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, Trump cũng biết hình ảnh con cái ông sẽ bị ảnh hưởng một khi các con ông nuôi dưỡng tham vọng chính trị trong tương lai.

Cuối cùng Scott Farris dự báo bài phát biểu thừa nhận thất bại của ông Trump có thể sẽ là bài phát biểu kém lịch sự nhất trong lịch sử nước Mỹ bởi ông rất khó nói những câu đại loại như "khi nhân dân đã lên tiếng nói" hoặc "đây là cuộc chiến công bằng và cuộc sống là như thế...".

Giới chức quốc phòng Mỹ lo ông Trump Giới chức quốc phòng Mỹ lo ông Trump 'làm liều' trong những ngày cuối

TTO - Việc Tổng thống Donald Trump sa thải lãnh đạo quân đội vào thời điểm nhạy cảm này khiến nhiều người lo lắng về khoảng thời gian chuyển tiếp 2 tháng tới, rằng ông có thể hành động liều lĩnh.

Xem thêm: mth.95600134101110202-coud-hnart-oc-pmurt-gno-ym-o-gnoht-neyurt-al-auht-nahn-ueib-tahp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phát biểu 'nhận thua' là truyền thống ở Mỹ, ông Trump có tránh được?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools