Hành vi của những người này có bị xử phạt không? (Ngọc Hạnh)
Luật sư tư vấn
Lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa, hoặc tạo ra sự khan hiếm giả trên thị trường để mua vét, mua gom hàng nhằm bán lại thu lợi bất chính là hành vi đầu cơ hàng hóa. Theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10 đã nêu rất rõ các mức xử phạt đối với hành vi trên là từ 5 đến 100 triệu đồng.
Ngoài ra còn có hình phạt bổ sung như: tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa 6-12 tháng đối với hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp.
Cục Quản lý thị trường là cơ quan có chức năng quản lý, chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tại địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng thu gom, tăng giá quá mức, hàng giả, kém chất lượng đối với mặt hàng thiết yếu trong tình hình thiên tai, bão lũ. Khi phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan này có thẩm quyền xử phạt hành chính theo các quy định nêu trên.
Ngoài ra, trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội Đầu cơ quy định tại Điều 196 Bộ luật hình sự 2015, người có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả trong tình hình thiên tai để mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá, hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá, nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì có thể bị xử lý hình sự, cụ thể là phạt tiền 30-300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Đối với tình hình xã hội đang có nhiều rối loạn sau thiên tai, nếu mọi người phát hiện các trường hợp vi phạm như trên, nên phản ánh đến các cơ quan chức năng kèm theo chứng cứ (nếu có) để xử lý, sớm ổn định cuộc sống cho người dân sau bão lũ.
Luật sư Võ Đan Mạch
Công ty Luật TNHH MTV Ta Pha
Xem thêm: lmth.2509814-oan-eht-yl-ux-ib-iat-neiht-ihk-aoh-gnah-aig-gnat/ten.sserpxenv