Cuộc đua vaccine đã bắt đầu từ rất nhiều tháng trước. Tuy nhiên, phần lớn các hãng dược phẩm vẫn nằm lại bước thử nghiệm trên động vật. Theo đó, 38 hãng đã nhích lên giai đoạn 1; 14 hãng vượt lên giai đoạn 2; 11 hãng đã lọt vào giai đoạn 3, trong đó 5 cái tên nổi bật nhất là Moderna, Johnson&Johnson, Novavax, AstraZeneca và Pfizer.
Bất ngờ vào ngày 9/11, Pfizer thông báo vaccine cho hiệu quả đến 90%. Giúp hãng này nhích thêm một bước tới gần vạch đích. Ngay lập tức thông tin này đã khiến nhiều thị trường chứng khoán hưng phấn.
Trong đó, chứng khoán Mỹ chứng kiến mức tăng trong ngày lớn nhất trong nhiều năm qua (Dow Jones 2,95%). Chứng khoán châu Âu lên mức cao nhất 8 tháng qua ( STOXX 600 4%). Thị trường chứng khoán châu Á cũng không ngoại lệ, khi chỉ số Nikkei 225 còn tăng lên mức cao nhất 29 năm qua.
Tuy nhiên vaccine COVID-19 lại thúc đẩy làn sóng rút lui khỏi các tài sản trú ẩn an toàn. Giá vàng thế giới đã giả 5%. Còn trái phiếu kho bạc Mỹ chứng kiến ngày bán tháo mạnh nhất kể từ tháng 3.
Tác động từ triển vọng vaccine COVID-19 tới thị trường?
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo nếu có một vaccine được phát triển phổ biến vào cuối năm tới thì nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2021 sau khi tụt giảm 4,5% trong năm nay. Nhưng nếu tiến trình phát triển vaccine được đẩy nhanh hơn, nền kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng 7% trong năm 2021.
Kỳ vọng nhiều nhất và có lẽ sẽ được hưởng lợi nhất là các lĩnh vực như nhà hàng, dịch vụ bán lẻ, du lịch (bao gồm cả hàng không và khách sạn) hay giải trí… vốn đã bị ngưng trệ và thiệt hại nặng nề nhất thời gian vừa qua.
Khi vaccine COVID-19 phát triển thành công được hưởng lợi nhất là các lĩnh vực như nhà hàng, dịch vụ bán lẻ, du lịch (bao gồm cả hàng không và khách sạn) hay giải trí...
Ngay cả khi một loại vaccine được cấp phép sử dụng từ cuối năm nay, hầu hết các chuyên gia y tế đều nhận định là phải tới tháng 9/2023 mới có thể đủ số liều cho dân số toàn cầu. Ngay cả khi đó cũng chưa thể đảm bảo được hiệu quả của vaccine trong phòng chống dịch COVID-19. Vì thế các chính phủ cũng chưa thể ngay lập tức loại bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng ngừa để nền kinh tế trở lại hoạt động bình thường như trước.
Do đó, ngay cả trong viễn cảnh tươi sáng nhất, sự ra đời của các loại vaccine sẽ chủ yếu tác động ngay lập tức đến yếu tố tâm lý, còn tác động đến sự phục hồi của nền kinh tế còn cần phải có thời gian.
Cổ phiếu hàng không "cất cánh"
Vẫn cần thêm thời gian để có những bước tiến trong việc sản xuất vaccine. Nhưng trước mắt các lĩnh vực như đặt phòng du lịch, hay ứng dụng đặt xe như Uber, đã bắt đầu chứng kiến cổ phiếu đi lên, bởi giới đầu tư kì vọng vaccine COVID-19 sẽ là bước ngoặt giúp các ngành này hồi sinh sau gần 1 năm tụt dốc vì dịch bệnh.
Hàng không, du lịch, khách sạn vốn dĩ là những cổ phiếu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ COVID-19. Ngày 9/11, cổ phiếu những ngày này còn mang sắc đỏ nhưng sang ngày 10/11 gần như cả 20 cổ phiểu ở nhóm này đã mang sắc xanh, trong đó những ông lớn như Vietnam Airlines còn tăng gần 6%, thậm chí Vietjet Air còn tăng kịch biên độ và dư mua hàng trăm nghìn đơn vị.
Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm ngành du lịch - giải trí, khiến thanh khoản nhóm này tăng đến 126%. Trong khi trung bình toàn thị trường, thanh khoản chi tăng 19%.
Từ đó, so sánh với các nhóm vốn dẫn dắt thị trường như: Ngân hàng, dầu khí, bán lẻ… thì nhóm ngành du lịch - giải trí còn vượt trội về sự gia tăng giá trị vốn hóa thêm 5,3%, tương đương mức tăng thêm 6.250 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả khả quan vaccne COVID-19 lại là tin buồn với không ít cổ phiếu.
Mức giảm 3 - 5% của nhiều cổ phiếu.
Thị trường có sự biến chuyển mạnh mẽ
Thị trường vàng thế giới đã có những sự biến chuyển mạnh mẽ từ thông tin vaccine COVID-19. Sau khi sụt giảm mạnh, giá vàng ngày 10/11 đã có sự phục hồi nhẹ, tăng khoảng 1,2% khi mở cửa trên thị trường Mỹ, trong bối cảnh giới đầu tư vẫn đang hi vọng vào gói kích thích kinh tế mới của nước này.
Còn trên thị trường vàng trong nước, sau khi giảm mạnh trong sáng 10/11, tính đến cuối giờ chiều 10/11, giá vàng đã nhích tăng trở lại. Tuy vậy vẫn thấp hơn từ 500 nghìn - 1 triệu đồng/lượng so với cuối giờ chiều 9/11.
Ảnh minh họa - PLO.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 10/11, giá vàng rồng Thăng Long tiếp tục giảm hơn 1 triệu đồng so với cuối giờ chiều 9/11, được giao dịch mua vào ở mức 53.300 nghìn đồng/lượng và bán ra 54.180 nghìn đồng/ lượng. Giá vàng SJC cũng giảm và được giao dịch ở mức 55.960 nghìn đồng/ lượng mua vào và bán ra 56.400 nghìn đồng/ lượng. Giảm hơn 500 nghìn đồng/ lượng so với chiều qua.
Còn trên thị trường hàng hóa đang được giao dịch liên thông với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Ngay khi có tin vaccine giá dầu thô WTI tăng mạnh 8,4% lên trên 40 USD/thùng, trong khi dầu Brent cũng tăng 7,5% lên mức trên 42 USD/thùng. Đây là phiên tăng mạnh nhất của giá dầu thô trong vòng nửa năm qua và vẫn đang tiếp tục giữ đà tăng.
Ngược lại với dầu thô, giá các mặt hàng kim loại quý như bạc và bạch kim lại lao dốc mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.87664905011110202-91-divoc-eniccav-oc-ihk-tahn-iol-gnouh-coud-oan-hnagn/et-hnik/nv.vtv