vĐồng tin tức tài chính 365

Quốc hội đề nghị Chính phủ có giải pháp cấp bách cho du lịch và hàng không

2020-11-11 20:00

Quốc hội đề nghị Chính phủ có giải pháp cấp bách cho du lịch và hàng không

Lan Nhi

(TBKTSG Online) - Tăng trưởng GDP năm 20202 của Việt Nam chỉ dự kiến đạt 2,5% đến 3%, một con số khá thấp so với những năm trước đây, do những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, Chính phủ và Quốc hội mạnh dạn đặt chỉ tiêu tăng trưởng của năm 2021 ở mức 6%, tức là cao hơn gấp đôi so với năm nay. Tuy nhiên, hàng không và du lịch là những ngành mà Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải có giải pháp tháo gỡ khó khăn cấp bách.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Ảnh: nhandan.com.vn

Tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay không hoàn thành, dự kiến chỉ đạt 2,5% đến 3%. Đây cũng là con số rất đáng khích lệ trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế của ASEAN và châu Á đều có mức tăng trưởng âm.

Tình hình kinh tế 9 tháng đầu năm đã có dấu hiệu phục hồi rõ rệt hơn sau khi Việt Nam kiểm soát tốt đại dịch. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới nói chung vẫn có những diễn biến khó lường, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng GDP năm tới. Song, với đà quyết tâm cao, Chính phủ đã mạnh dạn đề ra mục tiêu phục hồi kinh tế năm tới, với mức tăng trưởng được Quốc hội “bấm nút” thông qua là 6%, thu nhập bình quân đầu người khoảng 3700 đô la Mỹ/người. Các chỉ tiêu khác về tốc độ tăng năng suất lao động là 4,8%, tỷ lệ che phủ rừng 42%...

Đây là những chỉ tiêu khá cao trong tình hình kinh tế hiện nay, được thông qua tại Quốc hội ngày 11-11. Do đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải theo sát tình hình trong nước và quốc tế để chủ động các kịch bản ứng phó kịp thời, hiệu quả, phục hồi kinh tế sau đại dịch. Đặc biệt là đẩy nhanh hơn việc nghiên cứu, hợp tác quốc tế để sản xuất thành công vắc-xin (vaccine) và nhanh chóng để người dân có cơ hội tiếp cận vaccine phòng  dịch.

“Xây dựng cơ chế, chính sách tạo đột phá trong thu hút nguồn lực ngoài khu vực nhà nước, triển khai có hiệu quả đầu tư theo phương thức đối tác công – tư, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Nghị quyết về kinh tế-xã hội 2021 của Quốc hội nêu rõ.

Quốc hội cho phép Chính phủ chủ động bố trí nguồn lực và thực hiện các giải pháp tiền tệ-tài chính để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cho người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, nhất là doanh nghiệp một số ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hàng không...và người lao động mất việc làm, thu nhập giảm sâu. Mặt khác, Quốc hội nhắc lại việc thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách quy định về pháp luật quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, hạn chế tác động của thiên tai.

Chính phủ hiện đã hoàn tất dự thảo Gói hỗ trợ kinh tế lần thứ hai với mục tiêu, giải pháp và đối tượng trúng đích hơn Gói hỗ trợ kinh tế lần thứ nhất, đặc biệt đề ra những chính sách hỗ trợ rõ ràng hơn đối với hai ngành bị thiệt hại nặng nề bởi dịch bệnh là hàng không và du lịch.

Quốc hội đề nghị Chính phủ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để vừa thúc đẩy xuất khẩu, vừa phát triển mạnh thị trường trong nước; trong đó chú trọng kích cầu tiêu dùng, phát triển hệ thống phân phối trong nước và đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Công khai, minh bạch trong điều hành đối với giá điện, xăng dầu cũng như các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác có ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của người dân.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá kết hợp quản lý thuế để ngăn chặn và kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, đầu cơ găm hàng thao túng thị trường.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống. Ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công có đủ điều kiện.

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các bộ, ngành. Xây dựng và áp dụng khung quản trị doanh nghiệp phù hợp với chuẩn mực quốc tế tại các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước.

Chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường. Tập trung xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ, kém hiệu quả, nhất là các dự án thuộc ngành công thương.

Mời xem thêm:

Gói hỗ trợ lần hai 'nhắm' hàng không, du lịch?

Xem thêm: lmth.gnohk-gnah-av-hcil-ud-ohc-hcab-pac-pahp-iaig-oc-uhp-hnihc-ihgn-ed-ioh-couq/255013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quốc hội đề nghị Chính phủ có giải pháp cấp bách cho du lịch và hàng không”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools