vĐồng tin tức tài chính 365

Kế hoạch 'xanh hóa' ngành năng lượng khó khăn của Biden

2020-11-12 07:05

Chính sách năng lượng và khí hậu là một trong những ưu tiên hàng đầu của Tổng thống đắc cử Joe Biden khi bước vào Phòng Bầu dục vào năm tới. Nhưng nó cũng có thể là một trong những thách thức lớn nhất của ông.

Tổng thống Trump từng là người ủng hộ các ngành năng lượng truyền thống như than đá và dầu mỏ. Trong khi đó, Biden muốn thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn và tuyên bố sẽ đảo ngược một số quy định của chính quyền Trump nhằm chống lại biến đổi khí hậu.

Quyền của tổng thống cho phép ông thực hiện sớm một số biện pháp như ra lệnh cho Mỹ quay trở lại Hiệp định khí hậu Paris, chấm dứt tranh chấp với California về các quy tắc phát thải khí thải, đồng thời làm chậm hoặc dừng việc cho thuê khai thác dầu trên các vùng đất liên bang. Ông đã hứa sẽ làm tất cả điều này.

"Tổng thống đắc cử Biden mong muốn thực hiện các kế hoạch của mình để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời tạo ra hàng triệu công việc được trả lương cao - công việc không chỉ nhận được sự ủng hộ chưa từng có từ các nhà hoạt động khí hậu, các nhà lãnh đạo về môi trường và các nhà lãnh đạo công đoàn, mà còn giúp mang lại một chiến thắng lịch sử", Matt Hill, phát ngôn viên của Biden, tuyên bố hôm 9/11.

Ông Joe Biden (đeo kính đen) thăm công ty điện mặt trời Plymouth Area Renewable Energy Initiative tại New Hampshire vào năm 2019. Ảnh: AP.

Joe Biden (đeo kính đen) thăm Plymouth Area Renewable Energy Initiative tại New Hampshire vào năm 2019. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, tham vọng lớn nhất của ông là đề xuất một khoản đại tu trị giá 2.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng, như một cách để giải quyết cả biến đổi khí hậu và suy thoái kinh tế. Điều đó sẽ cần sự hỗ trợ từ quốc hội. Các nhà vận động hành lang cũng như các nhà phân tích dự đoán đảng Cộng hòa sẽ ngăn chặn nhiều đề xuất này nếu họ duy trì quyền kiểm soát Thượng viện.

Thượng viện của đảng Cộng hòa có khả năng chỉ khôi phục và củng cố các quy tắc môi trường được tạo ra khi ông là phó tướng của Tổng thống Barack Obama. Điều đó có thể giúp ngành dầu mỏ bớt lo ngại về việc các chính sách thay đổi sẽ thu hẹp thị trường cũng như khả năng giành được đất và mỏ khoan.

Harold Hamm, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Continental Resources, cho biết ngành năng lượng sẽ dựa vào các đồng minh trong quốc hội để giúp ngăn chặn các chính sách môi trường thậm chí còn khắc nghiệt hơn những gì Tổng thống Obama đã phê duyệt. "Đó là trò chơi mà chúng tôi sẽ chơi lại - để cầm chân họ," ông Hamm nói.

Các nhà vận động hành lang và nhà phân tích kỳ vọng về những kế hoạch khiêm tốn hơn, có tính thỏa hiệp. Họ cho biết, nếu lưỡng đảng chia nhau quốc hội và đồng ý thông qua một gói kích thích kinh tế để giúp người dân vượt qua đại dịch, thì sẽ ít có khả năng tràn ngập các dự án năng lượng và khí hậu hơn so với trường hợp đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát toàn bộ.

Lo ngại trước thành công của đảng Cộng hòa trong nhiều cuộc đua bỏ phiếu thuận lợi, các đảng viên Dân chủ trong quốc hội đang thúc đẩy nhóm Biden giữ quan điểm ôn hòa hơn và tránh các chính sách có vẻ trừng phạt đối với ngành dầu mỏ. Tuy nhiên, họ sẽ thúc đẩy mạnh chi tiêu cho cơ sở hạ tầng năng lượng, tin rằng đảng Cộng hòa sẽ không muốn bỏ phiếu chống lại điều đó.

"Trên thực tế, để có được thứ gì đó thực sự thay đổi cuộc chơi, chúng ta cần phải có một số luật lệ," cựu Lãnh đạo Đa số Thượng viện Harry Reid, người đại diện cho Nevada với tư cách là đảng viên Dân chủ, cho biết. "Mọi con mắt của đất nước sẽ đổ dồn vào các đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện", vị này nói thêm.

Trước khi nhậm chức, các nhà vận động hành lang và môi trường đang theo dõi những tín hiệu ban đầu về hướng đi của ông Biden đối với khí hậu, với mức độ ôn hòa hay cấp tiến. Chiến dịch của ông Biden nói rằng họ muốn tránh để các cựu "lãnh đạo tại các công ty nhiên liệu hóa thạch" phục vụ trong nhóm chuyển giao quyền lực. Nhưng một số chuyên gia năng lượng từ nhóm nội bộ của ông Biden và chính quyền Obama có quan hệ với ngành, bao gồm Amos Hochstein, cựu giám đốc điều hành tại nhà xuất khẩu khí đốt Tellurian và cựu Bộ trưởng Năng lượng Ernest Moniz, thành viên hội đồng quản trị của Southern.

Đó là một bãi mìn mà ông Biden đã cố gắng điều hướng. Ông cũng hứa sẽ chuyển đổi ngành năng lượng khỏi dầu mỏ, nói rằng Mỹ sẽ có lợi khi đi đầu năng lượng sạch. Nhưng ông cũng nói sẽ không tiến hành chuyển đổi quá nhanh, tránh làm suy giảm lực lượng lao động đang ở giữa thời kỳ suy thoái do đại dịch.

Lập trường đó một phần được định hình bởi các công đoàn, nơi các cử tri thuộc tầng lớp lao động sợ hãi bởi các chính sách môi trường trong quá khứ nên đã nghiêng về phía đảng Cộng hòa và ông Trump. Những công đoàn này có thể vẫn là lực lượng trung tâm khi các chính sách năng lượng của Biden hình thành.

Nhóm chuyển giao quyền lực của Biden cuối tuần trước tuyên bố họ coi khí hậu là một trong bốn ưu tiên và gọi phản ứng của họ là "Kế hoạch Biden-Harris nhằm tạo ra công ăn việc làm cho công đoàn bằng cách giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu".

Theo Lonnie Stephenson, Cố vấn khí hậu của Biden và là Chủ tịch International Brotherhood of Electrical Workers, chính hướng đi chú ý đến người lao động và công việc của họ đã giúp phe Dân chủ giành lại chính quyền.

"Chúng ta có một chính quyền mà chúng tôi tin rằng sẽ lắng nghe những lo ngại của chúng ta. Ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đã làm rất nhiều để đảm bảo một môi trường xanh hơn. Đôi khi họ không được ghi nhận những gì đã làm", ông nói.

Các công đoàn và các nhà bảo vệ môi trường là hai khu vực bầu cử quan trọng đối với ông Biden, nhưng hai nhóm này thường mâu thuẫn. Nhóm môi trường từ lâu đã tìm cách chặn các đường ống dẫn dầu mới, trong khi phía công đoàn gây áp lực nhóm Biden không cản đường họ.

Ban vận động tranh cử của Biden đã nói rằng ông sẽ thu hồi giấy phép hoạt động của Keystone XL, một đường ống dẫn từ Canada đến vùng Trung Tây đã bị trì hoãn từ lâu. Đường ống dẫn dầu thô Dakota Access cũng gặp rủi ro với giấy phép liên bang trong tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý.

Chính quyền Obama là người đầu tiên đặt ra các giới hạn quốc gia đối với lượng khí thải từ các nhà máy điện, ôtô, xe tải, và các nhà sản xuất dầu khí, nhưng chính quyền Trump đã nới lỏng hoặc loại bỏ tất cả giới hạn đó. Tất cả những thay đổi của Trump vẫn còn trong tình trạng lấp lửng bởi kiện tụng từ các quốc gia và nhóm môi trường do đảng Dân chủ lãnh đạo.

Các nhà phân tích và chuyên gia pháp lý kỳ vọng chính quyền Biden sẽ yêu cầu tòa án hoãn các vụ việc đó và cho họ thời gian để xem xét lại các quy tắc.

Chiến dịch tranh cử của Biden cho biết các ưu tiên trong ngày đầu tiên làm tổng thống là khôi phục một số quy tắc môi trường và đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt hơn nữa về giới hạn phát thải khí mê-tan đối với ngành dầu khí và các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu cho ôtô mới và xe tải.

Nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư đã mạnh tay vung tiền mạnh tay trong những năm gần đây để hỗ trợ các nỗ lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bằng năng lượng ít phát thải. Xu hướng đầu tư này vẫn có khả năng tiếp tục, nhưng có thể phát triển mạnh hơn với một tổng thống không phản đối chúng.

"Các nhà đầu tư luôn tìm kiếm các tín hiệu. Sự chắc chắn luôn tốt hơn", Michael Polsky, Nhà sáng lập và CEO Invenergy, công ty phát triển và vận hành các dự án năng lượng sạch, cho biết.

Phiên An (theo WSJ)

Xem thêm: lmth.6830914-nedib-auc-nahk-ohk-gnoul-gnan-hnagn-aoh-hnax-hcaoh-ek/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kế hoạch 'xanh hóa' ngành năng lượng khó khăn của Biden”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools