vĐồng tin tức tài chính 365

Giới nhà giàu ở Singapore và Thụy Sĩ đang được quản lý tài sản thế nào?

2020-11-12 10:48

Thời gian gần đây, với quy mô tài sản ngày càng tăng, những người có của ăn của để ngày càng nhiều và nhu cầu đầu tư để tiền sinh tiền nhiều hơn, được tận hưởng các dịch vụ “xứng tầm” hơn theo đó cũng tăng lên, giới nhà giàu trong nước đặc biệt chú ý bởi những dịch vụ "siêu cao cấp" và cao cấp của ngân hàng mà không phải ai cũng có cơ hội được tiếp cận, trải nghiệm.

Bài 1: Dịch vụ Private banking

Private banking liên quan đến các tổ chức tài chính (TCTC) cung cấp dịch vụ quản lý tài chính cho khách hàng VIP, được hiểu là khách hàng có tài sản có thể đầu tư vượt trên một ngưỡng tối thiểu nào đó, theo quy định hoặc thông lệ từng quốc gia (thường là khoảng 1 triệu USD).

Private banking thường được thiết kế riêng cho những khách hàng có nhiều tiền mặt và tài sản khác gửi vào tài khoản để đầu tư.

Private banking cung cấp các tư vấn liên quan đến đầu tư căn cứ vào hoàn cảnh tài chính của từng khách hàng. Dịch vụ này thông thường trợ giúp khách hàng trong việc bảo vệ và duy trì tài sản của khách hàng.

Nhân viên ngân hàng đảm nhiệm dịch vụ này được phân công phụ trách khách hàng sẽ làm việc với khách hàng để đưa ra từng giải pháp tài chính chuyên biệt cho từng khách hàng.

Những nhân viên này cũng sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch và gửi tiền tiết kiệm chuẩn bị cho nghỉ hưu của họ và cơ cấu các tài sản của khách hàng để cho thừa kế, chuyển giao lại cho các thành viên trong gia đình họ hoặc những người thụ hưởng khác.

Đối với các TCTC, càng tìm kiếm và giữ chân được nhiều khách hàng VIP giàu có thì TCTC càng được lợi, thể hiện ở số dư lớn trong tài khoản vãng lai khách hàng mở tại TCTC và TCTC có thể sử dụng cho đầu tư và thanh toán.

TCTC cũng thu được các khoản lãi lớn phát sinh từ các món vay bất động sản hoặc kinh doanh của khách hàng VIP với số dư cho vay lớn dù lãi suất cho vay có thể là rất thấp, mang tính ưu đãi.

Còn ở khía cạnh khách hàng, để thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng giàu có thì các TCTC có dịch vụ private banking phải chào mời, cung cấp cho các khách hàng tiềm năng này một số lợi ích và đặc quyền.

Đó là: (i) hưởng lãi suất, phí và chi phí ưu đãi; (ii) các dịch vụ chăm sóc khách hàng cá nhân, bảo đảm cho họ luôn tiếp cận tức khắc với nhân viên phụ trách tài khoản của mình hoặc cấp trên để thực hiện mọi giao dịch, từ việc thanh toán séc đến việc chuyển một số tiền lớn từ tài khoản này đến tài khoản khác, hoặc được tư vấn từ các nhà chuyên môn về thuế, các vấn đề về luật pháp và tài chính; (iii) không bao giờ phải xếp hàng đợi để được phục vụ tại quầy; (iv) quyền tiếp cận những sản phẩm và dịch vụ đầu tư đặc biệt chỉ dành riêng cho khách hàng VIP như các quỹ phòng hộ riêng biệt hay các đợt phát hành cổ phiếu riêng.

Private banking trên thế giới

Singapore là một trong những trung tâm của ngành quản lý tài sản và private banking ở châu Á và thế giới, và được gọi là "Thụy Sĩ của châu Á" nhờ thanh thế là một quốc gia có hệ thống tài chính quy củ được điều tiết chặt chẽ, minh bạch bởi pháp luật và có tính an toàn cũng như bảo mật cao, trên nền tảng một nền kinh tế và chính trị ổn định.

Các TCTC cung cấp dịch vụ private banking toàn diện, đáng ứng mọi yêu cầu của khách hàng VIP với chất lượng và chi phí cực kỳ cạnh tranh. Singapore còn có lợi thế rất đáng kể khác như không công nhận Chỉ dẫn Thuế châu Âu 2005 là quy định theo đó các nước thành viên có thể trao đổi thông tin cá nhân của người gửi tiền và đầu tư ở các nước đó.

Và Singapore cũng không đánh thuế lên lãi vốn và lãi tiền gửi thu bên ngoài Singapore.

Khách hàng của dịch vụ private banking ở Singapore được quy định theo luật là những khách hàng có tài sản trị giá ít nhất là 1 triệu SGD (742.000 USD) hoặc tương đương bằng ngoại tệ khác.

Trên thực tế, một số NHTM chính của Singapore quy định ngưỡng này ở mức cao hơn, chẳng hạn như ở DBS, Citibank và Standard Chartered là 1,5 triệu SGD, 2 triệu SGD ở UOB... Các tài sản này có thể bao gồm tiền gửi tại ngân hàng, các sản phẩm của thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu), bảo hiểm nhân thọ hay các sản phẩm đầu tư khác được luật quy định.

Ngoài những đặc quyền và lợi ích chung nêu trên, khách hàng VIP ở Singapore còn có thêm một số đặc quyền khác, tùy vào ngân hàng.

Chẳng hạn, khách hàng của DBS được kết nối trong một mạng lưới chuyên biệt cho phép họ kết nối với các đối tác và các cơ hội trên toàn thế giới. Trong khi đó, khách VIP của UOB được sử dụng dịch vụ chăm sóc khách hàng về y tế và du lịch, được hoàn tiền trong chi tiêu cho khách sạn, du thuyền và các sản phẩm xa hoa khác.

Ngân hàng khác như OCBC và HSBC thì cung cấp cho khách hàng các giải pháp quản lý tài sản may đo riêng theo nhu cầu.

Dịch vụ private banking và quản lý tài sản đã đóng góp một phần rất quan trọng trong thu nhập của hệ thống ngân hàng Singapore, chiếm đến 40% trong tổng thu nhập từ phí trong 9 tháng đầu năm 2019.

Đáng chú ý là dịch Covid 19 và bất ổn chính trị ở Hong Kong, một trung tâm tài chính khác của khu vực đang đánh mất dần sự hấp dẫn như là một điểm đến cho dòng vốn của giới giàu có trong khu vực và trên thế giới vào tay Singapore, được thể hiện qua việc khách hàng VIP của ngân hàng UBS đã chủ yếu yêu cầu ngân hàng này chuyển dòng tiền mới của họ sang Singapore thay vì tiếp tục đổ vào Hong Kong như trước.

Ở tầm thế giới, Thụy Sĩ được coi là đứng đầu thế giới về dịch vụ quản lý tài sản xuyên quốc gia cho giới giàu có trên toàn cầu, với tỷ trọng đạt được là 25% của tổng tài sản thế giới được quản lý trên toàn cầu năm 2019. 47% khách hàng cá nhân không cư trú chiếm 47,6% tổng số khách hàng cá nhân của các ngân hàng Thụy Sĩ.

Uy tín của Thụy Sĩ như một trung tâm quản lý tài sản đến từ những lợi thế truyền thống như sự bảo mật khách hàng, thuế thấp, và sự ổn định về kinh tế và chính trị.

Tuy nhiên, hiện nay ngành private banking của Thụy Sĩ đang đối mặt với 3 thách thức chính: Tăng trưởng chậm, thu nhập giảm sút, và cơ sở chi phí khó thay đổi (khó cắt giảm chi phí).

Một vài con số cụ thể minh họa về tình hình hoạt động của ngành này ở Thụy Sĩ năm 2019: Dòng tiền mới được quản lý giảm 1% năm so với năm trước; biên độ thu nhập giảm còn 80 điểm cơ bản từ mức 97 (tuy vẫn cao hơn mức trung bình của châu Âu là 73); trong khi đó, biên độ chi phí trên thu nhập vẫn tương đối ổn định ở mức 58 điểm cơ bản.

Nguyên nhân của sự trì trệ này được cho là bởi sự cạnh tranh của các trung tâm quản lý tài sản trên thế giới, cũng như sự tụt hậu của giới quản lý tài sản nước này trong lĩnh vực số hóa.

Chất lượng dịch vụ cũng là một tồn tại khi mà có đến 1/3 khách hàng không được các nhân viên tư vấn phụ trách liên lạc trong những tháng kinh doanh trồi sụt mạnh là tháng 3 và tháng 4...

(Còn nữa...)

Xem thêm: mth.625649021110202-oan-eht-nas-iat-yl-nauq-coud-gnad-is-yuht-av-eropagnis-o-uaig-ahn-ioig/nv.ahos

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giới nhà giàu ở Singapore và Thụy Sĩ đang được quản lý tài sản thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools