Ông Guido Hildner - đại sứ Đức tại Việt Nam - Ảnh: HỒNG QUÂN
Diễn đàn kết nối với doanh nghiệp Đức với Việt Nam; kết nối với nguồn lực từ kiều bào; khuyến nghị đối với cơ quan hoạch định chính sách và là "cầu nối" các hoạt động đầu tư sắp tới giữa Đức - Việt Nam.
Ông Tô Anh Dũng - thứ trưởng Bộ Ngoại giao - nhấn mạnh CHLB Đức là đối tác chiến lược hàng đầu của Việt Nam tại khu vực châu Âu. "Qua chặng đường 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1975-2020) và 9 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (2011-2020), hợp tác Việt Nam - Đức đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục - đào tạo...
Hai nước đã thiết lập và thúc đẩy nhiều cơ chế hợp tác, tạo động lực quan trọng làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương, trong đó có những dự án trọng điểm như Đại học Việt - Đức, tuyến tàu điện ngầm số 2, Ngôi nhà Đức tại TP. Hồ Chí Minh" - Thứ trưởng Dũng nói.
Ông Guido Hildner - đại sứ Đức tại Việt Nam - cho biết: "Thời gian tới, lĩnh vực đào tạo - dạy nghề cũng là một trong những trọng tâm mà hai nước cần đẩy mạnh hợp tác. Hiện có hơn 6.700 học sinh, sinh viên và hơn 1.000 nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại Đức. Điều này minh chứng cho sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong lĩnh vực này.
Cùng với đó là hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước thông qua hiệp định EVFTA. Đó sẽ là những nội dung mà chúng tôi sẽ tập trung hỗ trợ, đẩy mạnh hợp tác trong tương lai".
Tại diễn đàn, các chuyên gia cũng khẳng định Việt Nam có cơ hội lớn khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cùng CHLB Đức trong các lĩnh vực máy móc điện tử, thiết bị vận tải, hoạt động kinh doanh và tài chính...
Trong nhiều năm, Đức là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại châu Âu. Kim ngạch thương mại hai nước những năm gần đây tăng trưởng bình quân trên 10%/năm và đã đạt trên 10 tỉ USD, tăng hai lần so với năm 2010.
Đức là cửa ngõ chính giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường EU với 20% xuất khẩu của Việt Nam sang EU được tiến hành thông qua thị trường Đức. Việt Nam là cầu nối để hàng hóa "Made in Germany" thâm nhập thị trường ASEAN.
Về đầu tư, Đức đứng thứ 18 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với khoảng 300 doanh nghiệp và hơn 360 dự án đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy, logistics, hóa chất, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng thông minh... có tổng giá trị vốn đầu tư hơn 2 tỉ USD.
TTO - Sinh viên tham gia sẽ học 1 năm điều dưỡng, 1 năm tiếng Đức tại Việt Nam và thực tập có lương trong hai năm tại Đức.
Xem thêm: mth.93780314121110202-cuv-hnil-iom-nert-em-hnam-neirt-tahp-cud-man-teiv-cat-poh/nv.ertiout