vĐồng tin tức tài chính 365

“Đã có nhiều chục tỷ USD cam kết đầu tư vào Việt Nam”

2020-11-12 17:54

Ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết có 3 làn sóng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian qua. Đỉnh thứ nhất là vào năm 1995, năm 2008 là đỉnh thứ 2 và đến bây giờ là đồ thị đang đi lên .

Cụ thể, năm 1994 là Mỹ xóa bỏ cấm vấn thì đến năm 1995 là quan hệ bình thường và các nhà đầu tư đón cơ hội này. Đỉnh thứ 2 là năm 2007 khi đón làn sóng WTO và đến năm 2008 là đón đỉnh.

Khi đó đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 72,5 tỷ USD – cao trước từ trước đến nay. Sau đó là khủng hoảng thế giới các tập đoàn dừng đầu tư nước ngoài và chỉ 2-3 năm thì biểu đồ lại đi và xu hướng đi lên đến tận bây giờ.

"Như vậy, làn sóng đầu tư đã kéo dài từ 7-8 năm trước chứ không phải bây giờ mới có" - ông Hoàng nói.

“Đã có nhiều chục tỷ USD cam kết đầu tư vào Việt Nam” - Ảnh 1.

Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, lý do giúp cho Việt nam tăng trưởng cao so với các nước là bởi Việt Nam vốn có những ưu thế nhất định và có những chính sách phù hợp trong giai đoạn vừa qua gồm: Việt Nam có sự ổn định chính trị; Tăng trưởng nhanh và bền vững; Chi phí và ưu đãi cạnh tranh; Nguồn nhân lực dồi dào; Thị trường tiềm năng; Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới; Luôn cải cách mạnh mẽ và ở Vị trí trung tâm kết nối thị trường Trung Quốc với các nước ASEAN và các nước khác.

Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thì các nhà đầu tư chỉ tái cơ cấu ở Mỹ chứ ở những nước khác ở Châu Âu thì không bị ảnh hưởng. Cho nên ông Hoàng cho biết các nhà đầu tư chỉ đa dạng hóa, tái cơ cấu đầu tư. COVID làm đứt gãy chuỗi cung ứng thì là xúc tác đẩy nhanh quá trình này hơn.

Việt Nam là một trong những thị trường được các nhà đầu tư quan tâm cùng với nhiều nước khác như Indonesi, Thái Lan, Ấn Độ…

Để nói Việt Nam làm gì để đón dòng vốn này, theo ông Hoàng "chúng ta phải tìm hiểu xem nhà đầu tư đến Việt Nam thì cần những gì?".

Theo ông, đầu tiên phải có đất khu công nghiệp vì dòng vốn đầu tư chủ yếu đến là các khu công nghiệp.

Thứ hai là đào tạo nguồn nhân lực – chúng ta có chương trình đào tạo nhân lực ở 2 cấp độ quản lý và người lao động có tay nghề cao.

Đào tạo lao động có tay nghề cao thì hàng năm Việt Nam đào tạo ra 2,2 triệu lao động có tay nghề, có 1900 trường đào tạo, trong 800 ngành đào tạo thì có 100 ngành trọng điểm và 45 trường đào tạo cấp độ cao. Đẩy mạnh đào tạo nhanh theo đơn đặt hàng nhanh của các doanh nghiệp.

Thứ ba, liên quan tới vấn đề năng lượng thì Bộ Công tương đang rà soát lại tổng sơ đồ điện VIII. Trong danh sach mục nhiều chục tỷ đô la đầu tư vào lĩnh vực này.

Thứ tư, là đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ. Tháng 8 vừa qua Chính phủ đã ban hành nghị quyết đẩy nhanh công nghiệp phụ trợ. Bản thân các doanh nghiệp đã tự vươn lên.

Thứ năm, Việt Nam trong thời gian qua không ngừng sửa đổi các chính sách. Ví dụ như Luật đầu tư sửa đổi với nhiều chính sách thủ tục rườm rà được cắt giảm và có nhiều ưu đãi hơn rất nhiều.

Vừa qua Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng đã làm việc rất tích cực với các nhà đầu tư. Đến nay có nhiều cam kết nhiều hàng chục tỷ USD muốn đầu tư vào Việt Nam.

Việt Nam cần làm gì để đón làn sóng đầu tư mới thành công? Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hợp tác đầu tư nước ngoài phải là Win-Win, do đó, "chọn lọc" ở Nghị quyết 50 là gắn với tiêu chí công nghệ, môi trường, đặc biệt là cam kết hợp tác đưa doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi.

"Doanh nghiệp Việt phải được tham gia vào cung ứng của các nhà đầu tư nước ngoài – điều này đã được thể chế hoá tại Luật Đầu tư và Nghị quyết chúng tôi đang soạn thảo", ông Hoàng cho biết.

Xem thêm: mth.52704516121110202-man-teiv-oav-ut-uad-tek-mac-dsu-yt-cuhc-ueihn-oc-ad/nv.ahos

Comments:0 | Tags:No Tag

““Đã có nhiều chục tỷ USD cam kết đầu tư vào Việt Nam””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools