vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao thẩm phán Mỹ mặc áo choàng đen?

2020-11-12 18:00

Khi Mỹ tuyên bố độc lập khỏi Anh vào năm 1776, các nhà lập quốc Mỹ vẫn dựa trên thông luật Anh để xây dựng hệ thống tư pháp, trong đó có bao gồm trang phục của thẩm phán.

Trong quá trình bàn luận, tranh cãi đã nổ ra giữa một bên muốn thẩm phán đội tóc giả và mặc áo choàng theo đúng truyền thống ở Anh, và một bên muốn loại bỏ mọi tàn tích thời thuộc địa. Sau khi thỏa hiệp, hai phía thống nhất bỏ tóc giả nhưng giữ nguyên áo choàng, theo Juris Magazine.

John Jay, chánh án tối cao đầu tiên của Mỹ, được vẽ trong trang phục áo choàng đen, đỏ. Ảnh: Wikimedia Commons.

Bức vẽ chân dung Chánh án John Jay trong trang phục áo choàng đen, đỏ. Ảnh: Wikimedia Commons.

Ban đầu, các thẩm phán tối cao Mỹ mặc áo choàng xen lần hai màu đen, đỏ theo truyền thống ở Anh. Tới năm 1801, khi thẩm phán John Marshall trở thành Chánh án tòa tối cao Mỹ, ông đã bỏ phần màu đỏ, chuyển sang áo choàng đen đơn thuần. Cũng từ đó, chiếc áo choàng đen trở thành trang phục truyền thống của thẩm phán Mỹ.

Ngày nay, áo này được một số thẩm phán coi là biểu tượng của sự công tâm. Việc mọi thẩm phán đều mặc trang phục giản dị như nhau sẽ giúp tòa án toát lên vẻ trung lập và thống nhất. Đối với Sandra O’Connor, nữ thẩm phán tối cao đầu tiên của Mỹ, chiếc áo choàng đen còn là biểu tượng cho thấy mọi thẩm phán có trách nhiệm chung là bảo vệ Hiến pháp và pháp quyền.

Đương nhiên, thẩm phán vẫn được quyền tự do lựa chọn trang phục bên dưới áo choàng hay những phụ kiện như tất chân, cà vạt, hoặc vòng cổ. Những thứ này nhắc nhở chúng ta rằng mỗi thẩm phán đều có cá tính và quan điểm riêng.

Ví dụ, giữa thập niên 1990, chánh án tòa tối cao William Rehnquist đã lấy cảm hứng từ trang phục của nhân vật đại phán quan Anh trong một vở kịch opera và may thêm dải màu vàng vào cổ tay áo. Bà Sarah O’Connor điểm xuyết cho trang phục bằng chiếc khăn đeo cổ màu trắng, giống lễ phục giới hàn lâm. Tương tự, nữ thẩm phán Ruth Bader Ginsburg cũng bắt đầu đeo diềm cổ bên ngoài áo choàng khi nhậm chức năm 1993.

Nữ thẩm phán quá cố Ruth Bader Ginsburg nổi tiếng với hình ảnh diềm cổ bên ngoài áo choàng đen. Ảnh: Supreme Court of the United States.

Nữ thẩm phán quá cố Ruth Bader Ginsburg nổi tiếng với hình ảnh diềm cổ bên ngoài áo choàng đen. Ảnh: Supreme Court of the United States.

Việc thẩm phán Mỹ mặc áo choàng được tiếp nhận từ Anh, vậy truyền thống mặc áo choàng của thẩm phán Anh xuất phát từ đâu? Câu hỏi này vẫn còn được nhiều sử gia tranh cãi. Một số người tin rằng có nguồn gốc từ giáo hội, khi giới tăng lữ và tòa án là một. Một số người lại cho rằng áo choàng thẩm phán được phát triển từ áo toga của người La Mã cổ đại.

Theo Judicial Attire, thẩm phán ở Anh bắt đầu mặc áo choàng dưới thời của vua Edward II (trị vì từ năm 1327 tới 1377). Khi ấy, áo choàng thường là đồng phục của giới hàn lâm, học giả, hoặc của người tới triều đình nên việc để người nắm chức vị cao như thẩm phán mặc áo choàng cũng là điều hợp lý. Trong quá trình này, áo choàng thẩm phán có ba màu: áo tím mặc vào mùa hè, áo xanh lá mặc mùa đông, áo đỏ tươi mặc vào các dịp trọng đại.

Tới năm 1635, quy tắc trang phục lại thay đổi, thẩm phán phải mặc áo choàng đen vào mùa đông, áo tím và đỏ tươi vào mùa hè. Do quy tắc mới, áo choàng đen bắt đầu phổ biến ở Anh trong nửa đầu thế kỷ 17.

Theo một cách giải thích khác, áo choàng đen đã trở nên thịnh hành sau khi mọi người phải mặc màu đen để để tang vị quân chủ vừa băng hà, có thể là sau cái chết của vua Charles II vào năm 1685 hoặc của nữ hoàng Mary II vào năm 1694.

Quốc Đạt (Theo Juris Magazine, Thirteen, Judicial Attire)

Xem thêm: lmth.5530914-ned-gnaohc-oa-cam-ym-nahp-maht-oas-iv/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao thẩm phán Mỹ mặc áo choàng đen?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools