vĐồng tin tức tài chính 365

Gia chủ không ở Việt Nam, bán nhà theo thủ tục nào?

2020-11-13 10:34

Luật sư tư vấn

Do vợ chồng bạn vẫn còn quốc tịch Việt Nam, là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nên được quyền sử dụng đất tại Việt Nam, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

Theo điểm b khoản 2 điều 186 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép:

- Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở.

- Tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.

Như vậy, vợ chồng bạn có quyền chuyển quyền sử dụng đất cho người khác. Nếu không thể về Việt Nam thực hiện các thủ tục chuyển nhượng căn nhà, bạn thì có thể ủy quyền cho người trong gia đình để làm thủ tục. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản và được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền.

Thực tế, vợ chồng bạn đang ở nước ngoài và không thể cùng người thân đến văn phòng công chứng để lập hợp đồng uỷ quyền công chứng. Vì vậy, hợp đồng ủy quyền giữa vợ chồng bạn và người được ủy quyền sẽ được công chứng ở hai nơi khác nhau theo quy định khoản 2, điều 55 Luật Công chứng 2014. Cụ thể, trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền. Bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Về việc công chứng khi bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền tại hai nước khác nhau, điều 78 Luật Công chứng 2014 quy định: "Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam".

Theo quy định, bạn có thể đến Đại sứ quán của Việt Nam tại nơi vợ chồng bạn đang ở để công chứng Hợp đồng uỷ quyền sau đó gửi hợp đồng uỷ quyền đó về Việt Nam cho người thân của bạn. Sau khi vợ bạn nhận được hợp đồng uỷ quyền trên, người thân của bạn bạn tiếp tục đến địa điểm công chứng tại Việt Nam để công chứng một lần nữa.

Sau khi đã hoàn thành thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền theo đúng quy định người thân có thể thay mặt vợ chồng bạn thực hiện các thủ tục để chuyển nhượng căn nhà.

Khi thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản, tại điểm b, khoản 1.1 điều 1 Mục II của Thông tư liên tịch 04/2006 của Bộ tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 13/6/2006 quy định hồ sơ công chứng, chứng thực có thể là bản sao Giấy CMND hoặc Hộ chiếu". Như vậy, các bạn có thể dùng hộ chiếu để thay thế trong trường hợp này.

Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Xem thêm: lmth.2689814-oan-cut-uht-oeht-ahn-nab-man-teiv-o-gnohk-uhc-aig/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gia chủ không ở Việt Nam, bán nhà theo thủ tục nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools