Kingston Lai, Giám đốc điều hành tại Asia Bankers Club nói: "Hải Phòng được cho là sẽ trở thành một "Thâm Quyến mới" vì đã chuyển mình thành một trung tâm công nghiệp và hậu cần hiện đại, thu hút lượng lớn đầu tư nước ngoài với các cam kết nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông".
Hải Phòng đã phát triển nhanh chóng, trở thành một trung tâm sản xuất theo hướng đi của Thâm Quyến (Trung Quốc) - trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới. Cách đây 40 năm, Thâm Quyến chỉ là một làng chài nhỏ.
LG Electronics (Hàn Quốc) hiện đang sản xuất điện thoại tại Hải Phòng. Google cũng được cho là đang xem xét dây chuyền sản xuất điện thoại Pixel của mình tại đây. Các nhà cung cấp của Apple được cho là đang cân nhắc các cơ sở ở Hải Phỏng để sản xuất iPhone.
Năm ngoái, kinh tế Hải Phòng tăng trưởng 16,7%, cao gấp đôi Hà Nội (7,5%). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thành phố này đã tăng trong nhiều năm liên tiếp và đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2018, nhưng sau đó lại giảm xuống 1,5 tỷ USD vào 2019.
Theo ông Lai, khi Hải Phòng tiếp tục thu hút vốn nước ngoài và nền kinh tế phát triển, thành phố có thể sẽ đạt được thành công tương tự của Thâm Quyến.
Nhiều dự án cơ sở hạ tầng mới và trong tương lai, chẳng hạn như mở rộng Sân bay Quốc tế Cát Bi, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, và mở rộng cảng nước sâu Lạch Huyện vào năm tới, có khả năng sẽ thúc đẩy nước ngoài đầu tư vào thành phố, theo các nhà phân tích.
Ông Paul Tonkes, Giám đốc Dịch vụ hậu cần và công nghiệp tại Cushman & Wakefield Việt Nam nói với South China Morning Post: "Sức hấp dẫn của Hải Phòng nằm ở tiềm năng phát triển dân cư gắn với các khu công nghiệp, giống như Hồng Kông và Trung Quốc đại lục".
H.A
Nhịp sống kinh tế
Xem thêm: nhc.52201400231110202-neyuq-maht-uhn-gnoc-hnaht-ed-gnan-meit-oc-gnohp-iah-couq-gnurt-oab/nv.zibefac