Giờ học của học sinh Trường tiểu học Kỳ Đồng (Q.3, TP.HCM) - Ảnh: N.HÙNG
Doanh nghiệp khó khăn chồng chất. Còn người lao động công ăn việc làm bị giảm, thậm chí thất nghiệp khiến thu nhập bị giảm sút.
Theo Tổng cục Thống kê, chín tháng đầu năm nay cả nước có khoảng 31,8 triệu người ở độ tuổi lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19. Đó là những người bị mất việc làm, phải giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.
Để hỗ trợ người lao động bị thiệt hại nặng nề do đại dịch, ngay từ tháng 4 Chính phủ phải ban hành một loạt chính sách để ứng cứu như gói an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng...
Tôi cũng xin nói thêm tăng trưởng GDP năm sau được Quốc hội phê duyệt là 6%. Đây cũng là mức để chúng ta phấn đấu với kỳ vọng dịch bệnh trong nước được kiểm soát và trên thế giới được đẩy lùi. Trường hợp dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nền kinh tế còn khó khăn vô kể.
Theo tôi, cần xác định rõ quan điểm giáo dục là dịch vụ đặc biệt chứ không phải là thông thường vì có đối tượng sử dụng rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển, tương lai của đất nước.
Nên việc đề xuất tăng học phí cần phải có phân tích, đánh giá tác động đầy đủ mọi mặt. Tôi cho rằng việc tăng học phí cần có lộ trình để từng bước tính đúng, tính đủ chi phí. Nhưng cũng cần phải làm rõ quan điểm là cấp bậc, ngành, lĩnh vực nào sẽ theo quan hệ thị trường để giá cả và chất lượng của dịch vụ đặc biệt này song hành với nhau và ngành nào Nhà nước sẽ lo.
Chính sách Nhà nước lâu nay đã phổ cập giáo dục tiểu học. Còn tới đây khi kinh tế ổn định, có tiềm lực, về lâu dài ngân sách nhà nước sẽ cần phải lo cho cả giáo dục phổ thông cơ sở nữa. Đối với giáo dục đại học, dạy nghề với những ngành mà Nhà nước cần nắm, lĩnh vực then chốt, cần thiết cốt yếu cho sự phát triển của quốc gia thì Nhà nước phải đầu tư.
Không thể nặng về thị trường, phải tăng học phí lên để dần đáp ứng chi phí đào tạo được. Ngành giáo dục - đào tạo cũng cần xác định với những lĩnh vực, cấp học nào phải dần tự chủ về tài chính, theo cơ chế thị trường để có sự cạnh tranh lành mạnh, thu hút nguồn lực của xã hội.
TTO - Chỉ 1 ngày sau khi công bố dự thảo nghị định mới đề xuất tăng học phí ở tất cả các cấp học, trước bức xúc của dư luận về thời điểm tăng học phí không phù hợp khi ảnh hưởng dịch COVID-19 và thiên tai, hôm qua 13-11 Bộ GD-ĐT đã hoãn đề xuất này.
Xem thêm: mth.10050331151110202-oad-uaht-gnort-naht-nac-ihp-coh-gnat/nv.ertiout