Người yêu thiên văn ở Việt Nam có thể ngắm mưa sao băng trong hai ngày 16 và 17-11 - Ảnh: NASA
Mưa sao băng Leonids xuất hiện vào tháng 11 hàng năm, khi Trái đất đi qua vùng có những mảnh vỡ của sao chổi Tempel-Tuttle. Khi các mảnh vỡ này đi qua bầu khí quyển Trái đất sẽ tạo ra những vệt sáng. Nó được đặt tên là mưa sao băng Leonid vì xuất hiện xung quanh chòm sao Leo.
Năm nay mưa sao băng Leonid đạt cực đại vào tối 16 và tối 17-11 (giờ Việt Nam), riêng vào 19h ngày 17-11, ở những nơi quan sát thuận lợi có thể thấy 15 vệt sao trong 1 giờ.
Còn tại Việt Nam, thời điểm lý tưởng để ngắm mưa sao băng là từ 23h50 đêm đến 5h30 sáng trong hai ngày 16 và 17-11 nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, theo trang In-The-Sky.
Mưa sao băng Leonid xuất phát từ bụi sao chổi Temple-Tuttle. Cơn mưa sao băng này rất đặc biệt bởi nó có chu kỳ đỉnh điểm sau mỗi 33 năm với tần suất hàng trăm, hàng nghìn sao băng mỗi giờ. Khi đó, hiện tượng này được gọi là "bão sao băng".
Lần "bão sao băng" gần nhất là vào năm 2001. Dự kiến thế giới sẽ được quan sát cơn bão tiếp theo vào năm 2034.
Hầu hết các cơn mưa sao băng đều diễn ra hằng năm với thời điểm tương tự nhau. Đó là vì các bụi sao băng xuất phát từ phần sót lại của các sao chổi hay tiểu hành tinh khi nó di chuyển xung quanh Mặt trời, cắt ngang qua quỹ đạo của các hành tinh bao gồm Trái đất.
Khi Trái đất chuyển động xuyên qua lớp bụi này, các mảnh vụn sẽ xâm nhập vào khí quyển và ma sát với không khí, bốc cháy thành các quả cầu lửa mà ta hay gọi là sao băng.
Sao băng thường có kích thước nhỏ như một hạt cát nên sẽ bốc cháy và tan rã trước khi tiếp đất, vì vậy hầu như không gây nguy hiểm.
TTO - Với mục tiêu kiểm tra khả năng phòng thủ Trái đất khỏi va chạm với tiểu hành tinh, một thử nghiệm của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) có thể gây ra trận mưa sao băng nhân tạo đầu tiên trên Trái đất.
Xem thêm: mth.70290541161110202-dinoel-gnab-oas-aum-magn-iort-uab-nert-ig-oc-iam-iot-yan-iot/nv.ertiout