- Lực lượng Công an không tăng biên chế, không tăng thủ tục hành chính trong bảo đảm TTATGT
- Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ
- Vấn đề quan trọng nhất trong Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ là bảo vệ con người
Đó là ý kiến của đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận). Đại biểu cho rằng, việc tách luật đặt trong bối cảnh về TTATGT hiện nay đang rất bức xúc. “Nếu như việc tách luật mà tăng cường được TTATGT như sáng nay tôi nêu thì tại sao lại không ủng hộ? Mục tiêu cuối cùng là để đạt tới bảo đảm ATGT, cho nên tôi cũng nêu rõ chính kiến như vậy. Ai cũng muốn TTATGT sẽ tốt hơn” – đại biểu khẳng định.
Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương. |
Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương nêu rõ, trong dự án Luật đã đưa ra được khá nhiều các quy định mới, bên cạnh những quy định cũ mà sửa đổi. “Tôi rất đồng tình với ý kiến của đồng chí Tạ Văn Hạ, ở chỗ thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức bộ máy là của các bộ, là do Chính phủ quy định. Tôi nghĩ Quốc hội quy định về mặt nội dung, còn tất cả những quy định liên quan đến giao cho bộ nào làm gì, đó là thẩm quyền của Chính phủ và để Chính phủ quy định” – đại biểu nêu ý kiến.
Đại biểu Tạ Văn Hạ |
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cũng cơ bản thống nhất với các nội dung dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ và cho rằng những nội dung này đều là cần thiết. “Tôi quan tâm đến con số, thứ nhất 1 ngày 28 người chết, 36 người bị thương, đây là một vấn đề nghiêm trọng, đến chiến tranh cũng không xảy ra tổn thất về người lớn như vậy. Thiệt hại này không chỉ về con người mà còn để lại gánh nặng trước mắt và lâu dài cho gia đình và xã hội. Hiến pháp quy định về quyền con người, trong đó có quyền sống là quan trọng nhất và được pháp luật bảo hộ. Tôi chưa quan tâm đến vấn đề tách hay không tách mà tôi quan tâm là làm thế nào để giảm thiểu thấp nhất hậu quả này và trách nhiệm trực tiếp, lớn nhất thuộc về ai? – đại biểu đặt câu hỏi và cho biết, ủng hộ việc Bộ Công an đứng ra nhận trách nhiệm bảo đảm TTATGT.