Ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank dự báo khu vực ASEAN nói chung và đặc biệt là Việt Nam nói riêng sẽ là điểm đến của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thời kỳ hậu COVID-19.
Chia sẻ bên thềm Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN-BIS) tổ chức tại Hà Nội, ông Nghiêm Xuân Thành đánh giá, với việc thích ứng, chủ động và linh hoạt ứng phó với dịch bệnh COVID-19, ASEAN vẫn được coi là khu vực có cơ hội phát triển kinh tế tốt nhất sau đại dịch. Do đó, đây là khu vực thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư, kinh doanh quốc tế trong làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng trên toàn cầu.Cộng đồng ASEAN cần kết nối hiệu quả trong nội khối và hội nhập sâu rộng với bên ngoài, dựa trên sự sáng tạo, ổn định và hài hòa với sự lan tỏa của cách mạng công nghiệp 4.0 trong đời sống kinh tế - xã hội của cả cộng đồng.
Chủ tịch Vietcombank nhìn nhận, nhằm tận dụng những cơ hội của khu vực, về tổng thể, các doanh nghiệp trong khối ASEAN nên xây dựng chiến lược thích ứng, linh hoạt đi cùng việc chuyển đổi công nghệ số, theo ba nhóm giải pháp.
Đầu tiên là tập trung quản lý khủng hoảng và quản lý thanh khoản; thứ hai là hướng đến tạo ra những giá trị ngắn hạn thông qua việc rà soát, đưa ra các giải pháp có thể thực hiện ngay để tăng hiệu quả hoạt động và tăng dòng tiền. Cuối cùng, các doanh nghiệp cần tập trung vào chiến lược tái định vị, bao gồm cải tổ mô hình kinh doanh, xem xét lại mô hình tăng trưởng, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, cải tổ phương thức phản hồi… nhằm tương tác tốt và hiệu quả hơn với hành vi và nhu cầu khách hàng.
Theo đó để hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách của cộng đồng ASEAN cần tiếp tục thống nhất thực hiện chuỗi giải pháp mang tính đột phá, khả thi gồm: Tiếp tục rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, bảo đảm lưu thông hàng hóa và các chuỗi cung ứng trong khu vực không bị gián đoạn; Xây dựng chính sách đầu tư thông thoáng, bền vững, có trách nhiệm trong khu vực; Bảo đảm an ninh lương thực và chuỗi giá trị nông nghiệp; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, tiến tới xây dựng kinh tế tuần hoàn.Đồng thời tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng số, kết nối số, an toàn dữ liệu số, kiến thức và kỹ năng số gắn kết giữa các nước thành viên ASEAN để phát triển kinh tế số; chia sẻ thông tin và kinh nghiệm để xử lý các thách thức mà các nền tảng thương mại điện tử đang phải đối mặt; Tận dụng các cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm khắc phục bất lợi từ việc đóng cửa nền kinh tế, giãn cách xã hội trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và duy trì tính cạnh tranh trong kỷ nguyên kinh tế số.
“Với khả năng linh hoạt, thích ứng tốt của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và doanh nghiệp khu vực ASEAN nói chung, tôi cho rằng, sau đại dịch COVID-19, khu vực ASEAN vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Với xu thế đó, các doanh nghiệp cần chuần bị lộ trình và cơ cấu lại các hoạt động kinh doanh lõi theo tình hình kinh tế mới” – ông Nghiêm Xuân Thành đánh giá.
ccccVề cơ hội đầu tư vào Việt Nam và ASEAN thời kỳ hậu COVID-19, ông Nghiêm Xuân Thành dự báo khu vực ASEAN nói chung và đặc biệt là Việt Nam nói riêng sẽ là điểm đến của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. “Là ngân hàng vốn có thế mạnh phục vụ các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp FDI, đây sẽ là cơ hội rất lớn cho Vietcombank và ngân hàng hiện cũng đã sẵn sàng đón nhận cơ hội này” – Chủ tịch Vietcombank nói.Xem thêm: odl.880558-man-teiv-oav-ut-uad-nol-ioh-oc-ev-ion-knabmocteiv-hcit-uhc/et-hnik/nv.gnodoal