vĐồng tin tức tài chính 365

Sai phạm nối tiếp sai phạm ở dự án thủy điện Thượng Nhật, Huế

2020-11-17 13:17

Sai phạm nối tiếp sai phạm ở dự án thủy điện Thượng Nhật, Huế

Nhân Tâm

(TBKTSG Online) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký Quyết định thành lập Đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý an toàn, vận hành, phòng chống thiên tai tại Công trình nhà máy thuỷ điện Thượng Nhật, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhân dịp này TBKTSG Online lượt lại một số nét chính trong quá trình đầu tư và vận hành của công trình này.

Sau gần 15 năm đầu tư xây dựng, dự án Nhà máy thủy điện Thượng Nhật tại tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa được phép chính thức tích nước và vận hành nhà máy. Đồ họa: Nhân Tâm

Sai phạm và trì hoãn liên tiếp

Dự án nhà máy thủy điện Thượng Nhật do Công ty cổ phần Đầu tư Thủy điện miền Trung Việt Nam làm chủ đầu tư. Được Bộ Công Thương cấp phép đầu tư năm 2007, dự án có quy mô 158 tỉ đồng chính thức khởi công vào tháng 5-2008 trên diện tích 154ha tại xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo kế hoạch, dự án sẽ có 2 tổ máy công suất 6MW và dự kiến tổ máy số 1 phát điện vào quí 1-2010. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, dự án tạm ngừng thi công ngay sau khi khởi công. Việc đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng cũng bị ngưng trệ.

Đến tháng 7-2012, dự án được điều chỉnh mức đầu tư lên trên 341 tỉ đồng và tái khởi động trở lại vào năm 2016 và cam kết đưa vào vận hành vào quí 3-2018.

Tuy nhiên, vào đầu năm 2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phải có công văn đồng ý cho phép giãn tiến độ thực hiện dự án Nhà máy thủy điện Thượng Nhật hoàn thành hạng mục nhà máy và kênh xả và vận hành chạy thử trước khi đưa vào hoạt động tháng 12 cùng năm. Ở năm kế tiếp 2019, thêm một lần nữa, tỉnh Thừa Thiên Huế lại "cho phép dự án được đưa vào hoạt động vào giữa năm với lý do thi công được 90% khối lượng nhưng đang vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và đền bù giải tỏa".

Theo thông tin từ UBND xã Thượng Nhật, để phục vụ dự án, khoảng 187 hộ dân trên địa bàn xã, tập trung chủ yếu ở thôn 2 (bị thu hồi hàng trăm ha đất rừng sản xuất để giao cho nhà đầu tư). Theo đó, số tiền đền bù cho các hộ dân đã được các ngành chức năng và nhà đầu tư phê duyệt là hơn 22 tỉ đồng.

Tuy nhiên, từ năm 2016 đến giữa năm 2019, người dân chưa được chi trả. Qua tìm hiểu, phần lớn các hộ dân nằm trong diện đền bù là hộ nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn và chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Họ cũng không đồng ý với mức giá đền bù được công ty đưa ra vì chưa thỏa đáng và chưa công khai.

Trao đổi với báo chí vào thời gian đó, ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Thủy điện miền Trung Việt Nam, cho biết, nguồn tiền chi trả đền bù trên đã có ở ngân hàng nhưng vẫn chưa giải ngân được. Ông Thanh lý giải nguyên nhân là do còn khoảng 55 hộ dân ở xã Thượng Nhật chưa đồng ý ký vào biên bản xác nhận diện tích đất bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện do UBND xã Thượng Nhật đo đạc. Do vậy theo ông Thanh, UBND huyện Nam Đông vẫn chưa thể hoàn thành hồ sơ thẩm định việc thu hồi đất và phê duyệt phương án đền bù. Vì thế công ty chưa thể đến ngân hàng để làm thủ tục giải ngân số tiền trên.

Chưa được phép tích nước vì đền bù chưa xong

Cuối năm 2019, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế có báo cáo đề xuất UBND tỉnh cho phép Công ty cổ phần Đầu tư Thủy điện miền Trung Việt Nam tích nước giai đoạn 1 hồ chứa thủy điện Thượng Nhật đến cao trình mực nước dâng bình thường 116m trong thời gian 90 ngày.

Sau đó, thủy điện này được UBND tỉnh cho phép tích nước đợt 1 bắt đầu ngày 6-1-2020 đến cao trình 116m trong thời hạn 90 ngày để chạy thử, kiểm tra thấm, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị cũng như hoàn thiện các hạng mục hạ lưu.

Báo cáo của chủ đầu tư cũng thừa nhận họ đã tiến hành tích nước để vận hành chạy thử, hiệu chỉnh máy móc thiết bị. Vào thời điểm làm việc, biên bản cho biết thời điểm này nhà máy vẫn điều tiết nước qua tuabin để thử nghiệm, hiệu chỉnh thời gian tích nước phù hợp.

Vào ngày 2-10-2020, Sở Công Thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nam Đông làm việc với Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam về dự án nhà máy thủy điện Thượng Nhật sau khi có những phản ánh của chính quyền địa phương.

Vào thời điểm làm việc của đoàn liên ngành, theo ghi nhận của các cơ quan, chủ đầu tư đã tích nước hồ chứa thủy điện Thượng Nhật đến cao trình 112m khi chưa có sự cho phép của UBND tỉnh là không đúng theo quy định.

Để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, đoàn liên ngành đã thống nhất yêu cầu chủ đầu tư thực hiện vận hành hồ chứa thủy điện Thượng Nhật theo Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Thượng Nhật đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2807/QĐ-UBND ngày 1-11-2019.

Theo đó, đoàn kiểm tra liên ngành đã yêu cầu chủ đầu tư phải đưa mực nước hồ chứa về ngưỡng tràn ở cao trình 104m từ ngày 2-10 đến ngày 7-1-2020 và duy trì mực nước ở cao trình 104m. Sau đó, tiến hành mở hoàn toàn 5 cửa van đập tràn cho đến khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục tích nước hồ chứa mới được phép vận hành.

Tuy nhiên, theo chính quyền xã Thượng Nhật, chủ đầu tư dự án này vẫn cố tình nhiều lần không chấp hành việc mở hoàn toàn 5 cửa van, gây nguy hiểm cho công trình cũng như vùng hạ du.

Vào ngày 13-11, UBND xã Thượng Nhật đã có báo cáo UBND huyện Nam Đông về tình trạng “Chủ đầu tư không chấp hành nghiêm túc việc mở 5 cửa van ở trạng thái mở hoàn toàn. Mực nước hồ ở cao trình 115m”. Và, kiến nghị cơ quan chức năng xử lý vi phạm trong hoạt động của thủy điện này.

Sau đó một ngày, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành công điện khẩn về việc đảm bảo an toàn công trình và an toàn hạ du đối với Nhà máy thủy điện Thượng Nhật. Trong đó, UBND tỉnh giao Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo Công an huyện Nam Đông, Công an xã Thượng Nhật bố trí lực lượng giám sát thủy điện nói trên.

Trong công điện, lãnh đạo tỉnh yêu cầu, nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và tính mạng của người dân khu vực công trình và hạ du nhà máy, yêu cầu Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam (chủ đầu tư Dự án Thủy điện Thượng Nhật) vận hành mở 5 cửa van của nhà máy thủy điện này về trạng thái mở hoàn toàn.

Đồng thời, phải có phương án đảm bảo an toàn tính mạng con người, tài sản của nhà máy. UBND tỉnh đề nghị Tổng Công ty Điện lực miền Trung ngưng mua điện của Nhà máy thủy điện Thượng Nhật đến khi nhà máy tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý an toàn đập.

Sau khi có công điện trên, phía chủ đầu tư mới chịu mở tất cả 5 van cửa xả của nhà máy.

Liên quan đến việc chi trả đền bù, được biết hiện vẫn còn 7 hộ dân ở Thượng Nhật chưa được chủ đầu tư đền bù với số tiền khoảng hơn 300 triệu đồng. Vì vậy, đến thời điểm hiện tại, dự án thủy điện Thượng Nhật chưa hoàn thành đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng lòng hồ nên chưa được cơ quan có thẩm quyền cũng như địa phương đồng ý cho phép được tích nước.

Xem thêm: lmth.-euh-tahn-gnouht-neid-yuht-na-ud-o-mahp-ias-peit-ion-mahp-ias/347013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sai phạm nối tiếp sai phạm ở dự án thủy điện Thượng Nhật, Huế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools