TBKTSG số 47-2020: Kích cầu tiêu dùng
Tòa soạn TBKTSG
(TBKTSG Online) – Giai đoạn bùng phát kế tiếp của dịch Covid-19 đã khiến cho việc đi lại bị hạn chế, nhu cầu trên thế giới sụt giảm mạnh, tiêu dùng trong nước càng trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Câu hỏi đặt ra là một nền kinh tế dân số đông nhưng thu nhập còn hạn chế và tỷ lệ tiết kiệm cao như ở Việt Nam thì chính sách kích cầu nên như thế nào?
Trong bài viết có tựa đề Kích cầu từ đâu? trên TBKTSG phát hành sáng mai (19-11), tác giả Võ Đình Trí cho rằng trong ngắn hạn và bối cảnh dịch bệnh, các chính sách tác động trực tiếp vào giá cả hàng hóa dịch vụ sẽ mang lại hiệu quả kích cầu, song trong dài hạn vì mục tiêu tự cường và bền vững thì cần tập trung tăng thu nhập của người dân.
Còn theo tác giả Nguyễn Bảo Quốc, ngoài tăng thu nhập, người dân cũng cần có thêm thời gian để tiêu tiền. Do vậy, chính sách kích cầu cần xét thêm các yếu tố tạo thời gian cho tiêu dùng như chia nhỏ thời gian nghỉ hè của học sinh sinh viên, thêm ngày nghỉ lễ, tăng ngày nghỉ phép, giảm giờ làm việc trong tuần cho người lao động. (bài Khó kích cầu tiêu dùng vì quá bận rộn?).
Riêng về vấn đề phát triển kinh tế đêm, với bài viết Kinh tế đêm chờ ngày tỏa sáng, tác giả Phan Thị Ngọc Thắng cho rằng Quyết định 1129 của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 27-7 vừa qua sẽ là “cột mốc để đưa miếng bánh kinh tế đêm ra khỏi tủ trưng bày”. Song miếng bánh này có trở thành khẩu phần hàng ngày của nền kinh tế hay không thì còn phải bám sát một mục tiêu khác là đảm bảo an ninh, trật tự xã hội về đêm.
Các đề tài khác trên cùng số báo:
Cần một chiến lược cụ thể (mục Ý kiến): Chính phủ cần có một chiến lược tổng thể nhằm giải quyết việc sát hạch và cấp giấy phép lái xe thật sự nghiêm túc để giảm thiểu tai nạn giao thông.
Chây ỳ là từ cơ quan nhà nước thì ai xử lý! (Tấn Đức): Lỗi chính trong việc chậm cấp sổ hồng không phải từ doanh nghiệp mà từ phía cơ quan quản lý nhà nước và luật lệ “có những quy định như đánh đố”. Chủ thể cần xử lý là các quy định, và cơ quan soạn thảo phải có trách nhiệm trước tiên.
RCEP - những điểm nhấn và khác biệt (Phan Minh Ngọc): Ngày 15-11-2020, 15 nước châu Á - Thái Bình Dương đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đây được coi là động thái thúc đẩy triển vọng kinh tế khu vực trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành.
Tính hai mặt của bảo hộ sản xuất (Châu Phan): Chính phủ dự định nghiên cứu và áp dụng các chính sách thuế và tín dụng thúc đẩy ngành lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước phát triển. Tại sao không rút kinh nghiệm từ những thất bại của việc bảo hộ sản xuất trong quá khứ?
Sau cú hãm phanh, doanh nghiệp sẽ phải quay lại ngân hàng? (Đông Hà): Dưới tác động của Nghị định 81/2020 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018 về phát hành trái phiếu riêng lẻ) chính thức có hiệu lực kể từ 1-9-2020, doanh nghiệp sẽ không huy động vốn từ trái phiếu dễ dàng như trước. Liệu các doanh nghiệp sẽ lại chuyển hướng sang kênh tín dụng ngân hàng?
Mobile money - nhiều cơ hội, không ít thách thức (Lưu Minh Sang): Rủi ro gian lận, rửa tiền, tài trợ khủng bố thông qua mobile money tác động trực tiếp đến tính toàn vẹn của hệ thống tài chính là vấn đề không thể xem nhẹ.
Xử lý tấm quang điện hết hạn - bài toán không đơn giản (Tô Văn Trường): Người ta cũng muốn tái chế những tấm quang điện mặt trời hết hạn. Vấn đề lấn cấn là chi phí đắt.
Phòng ngừa tranh chấp khi thay đổi giá mua điện gió (TS. Lê Thị Ánh Nguyệt - Lê Vũ Ngọc Trâm): Việc áp dụng chính sách hỗ trợ giá mua điện gió thông qua tính giá cố định đã không thật sự hiệu quả khiến các nước cũng như Việt Nam dần chuyển sang mua điện gió qua đấu thầu. Nhưng sự thay đổi này ảnh hưởng lợi nhuận, thậm chí gây thiệt hại cho nhà đầu tư và tiềm ẩn rủi ro tranh chấp.
Đất… vướng quy hoạch có được… “bán”? (Trương Trọng Hiểu): Từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực cho đến nay, “đất… vướng quy hoạch” không dễ trở thành cái cớ ngáng đường các giao dịch về quyền sử dụng của các bên liên quan.
VN-Index liệu có hứng khởi với RCEP? (Thanh Thủy): Đánh giá tổng thể thì tác động tích cực của RCEP đối với kinh tế Việt Nam hạn chế hơn so với EVFTA hay CPTPP, bởi RCEP là hiệp định của các nước thuộc khối sản xuất chứ không phải khối tiêu thụ các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Có thể “gửi vàng” vào những cổ phiếu nào? (Triêu Dương): Thị trường chứng khoán tăng khá tốt trong nửa đầu tháng 11 dù kết quả bầu Tổng thống Mỹ nghiêng về ông Biden. Tuy nhiên, rủi ro về một đợt điều chỉnh mạnh chưa hoàn toàn biến mất. Khi đó, liệu những nhóm ngành nào có thể là tâm điểm thu hút dòng tiền?
Tiền tràn ngập, lợi suất trái phiếu chính phủ xuống đáy (Thụy Lê): 260.342 tỉ đồng là tổng giá trị trái phiếu chính phủ đã phát hành thành công trong 10 tháng đầu năm nay, gấp 1,2 lần so với cả năm 2019, dù lợi suất phát hành liên tục đi xuống trong những tháng qua.
Ngành bảo hiểm “bình an” trong dịch bệnh! (Đăng Linh): Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều không báo lỗ trong quí 3 vừa qua, thậm chí có doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ.
Vẫn có cách giúp SME đối phó với đại dịch (Lạc Diệp): Chính phủ nhiều nước đã đề ra các chính sách thiết thực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp SME tiếp cận nguồn vốn tín dụng để vượt qua khó khăn và khôi phục kinh doanh sau dịch Covid-19.
“Cam kết xanh” của Biden và triển vọng của ngành năng lượng tái tạo (Song Thanh): Giới đầu tư Phố Wall đang hướng sự chú ý vào các cổ phiếu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo với kỳ vọng ông Biden đắc cử tổng thống sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong ngành công nghiệp năng lượng Mỹ.
Vaccin Pfizer và BioNTech: Còn nhiều điều chưa rõ (Nguyễn Vũ): Vaccin ngừa nhiễm Covid-19 do hãng dược Pfizer và công ty công nghệ BioNTech phát triển được cho là có hiệu quả đến 90%. Nhưng hiện mọi người đang lo lắng về nhiều vấn đề kể cả khâu hậu cần, một khi vaccin này được cấp phép sử dụng.
Có hoài bão sẽ tiến xa (Nam Hưng gặp gỡ ông Dương Long Thành, Chủ tịch HĐQT Thắng Lợi Group): “Thế hệ 9x ở Thắng Lợi là những người trẻ, năng động, giàu nhiệt huyết và ấp ủ nhiều hoài bão, đam mê. Chặng đường mới của chúng tôi cần một thế hệ sẵn sàng đón nhận thử thách cũng như những xu hướng mới và bắt kịp sự thay đổi của thị trường đầy biến động”.
Cùng cam kết vận hành du lịch an toàn (Nhân Tâm): Trong khuôn khổ chương trình “Sáng kiến điểm đến an toàn” do TBKTSG khởi xướng, tại buổi tọa đàm diễn ra vào tuần trước ở Hội An, các doanh nghiệp đã cam kết vận hành du lịch an toàn, thân thiện và bền vững.
Làm gì trước khủng hoảng gắn kết nhân viên? (Thanh Phương): Cách mà lãnh đạo tổ chức nói và làm ảnh hưởng rất mạnh đến sức gắn kết của nhân viên. Khảo sát của Anphabe cho biết nhóm doanh nghiệp được nhân viên đánh giá tốt ở cả hai khía cạnh phản ứng lẫn truyền thông trong “khủng hoảng Covid” có chỉ số gắn kết nhân viên lên tới 80%.
Còn 10 điểm chưa rõ ràng hoặc không hợp lý! (Trương Thị Hiền - Lê Mây): Dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành việc đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020 còn những điểm có thể gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp và cho cả công tác quản lý nhà nước, do vậy, cần được kịp thời điều chỉnh, bổ sung.
Doanh nghiệp rất cần lập “kế hoạch sinh tồn” - BCP (Vũ Tuấn Anh): Doanh nghiệp nào cũng có bản kế hoạch tăng trưởng, bản kế hoạch phát triển. Nhưng riêng bản kế hoạch sinh tồn thì nhiều doanh nghiệp chưa triển khai.
Đổi đất lấy… cây (Quỳnh Thư): Chính quyền thành phố Sa Đéc đã đổi đất lấy một loại “hạ tầng” rất đặc biệt: một cây đa hơn 100 tuổi, nhằm bảo tồn cây cổ thụ này.
Sao cứ khư khư “giữ rào” để kêu gọi người ta “xé rào”! (Thanh Thảo): Người đứng đầu cơ quan muốn làm việc tốt và biết làm việc tốt thì dù cái cơ quan ấy nhỏ bé tới đâu vẫn có thể làm được nhiều việc tốt.
Mưa và cà phê miền đất đỏ (Phong Dương): Dường như một thức uống, một món ăn ngon trọn vị phải được thưởng thức ở nơi mà nó được tạo hình hài…
Noh: đóa hoa đốn ngộ (Diễm Trang): Một vở kịch Noh luôn pha trộn nhiều yếu tố tín ngưỡng và tôn giáo.
Eugénie và cô bé (Việt Linh): Lần đầu xem kịch, cô bé ngồi khép nép, nhưng tin rằng những màu sắc, ánh sáng, âm thanh… cùng câu chuyện bi thương mà khí khái của nàng Eugénie xinh đẹp sẽ còn dai dẳng trong giấc mơ của bé…
Mời bạn đọc đón xem!
Xem thêm: lmth.-gnud-ueit-uac-hcik-0202-74-os-gstkbt/128013/nv.semitnogiaseht.www