vĐồng tin tức tài chính 365

Tiếp sức đến trường 2020: Có một dòng yêu thương mãi tuôn chảy

2020-11-18 16:23

TTO - Cõng sách vượt thung sâu, lội bùn lầy, các cô cậu học sinh nghèo bước về phía con chữ, nuôi ước mong về một tương lai tốt đẹp hơn. 

Đến tận nơi, tận mắt chứng kiến mới thấm thía hết được những thiếu thốn, gian khó của họ. Đối diện với khổ cực, họ chỉ biết mỉm cười, nói rằng có lẽ chính vì nghèo, họ mới mạnh mẽ đến vậy.

Nhiều người đã nói rằng cuộc sống, tương lai họ có lẽ chẳng được như bây giờ nếu ngày đó không nhận được suất học bổng của Tiếp sức đến trường của Tuổi Trẻ, gặp được dòng yêu thương, lòng sẻ chia của mọi người.

Tiếp sức đến trường 2020: Có một dòng yêu thương mãi tuôn chảy - Ảnh 1.
Tiếp sức đến trường 2020: Có một dòng yêu thương mãi tuôn chảy - Ảnh 2.

Các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn xếp hàng nhận hỗ trợ từ chương trình Tiếp sức đến trường - Ảnh: DUYÊN PHAN

Đến đầu tháng 9-2020, thông điệp Tân sinh viên khó khăn hãy gọi báo Tuổi Trẻ được phát đi trên các ấn phẩm của báo. Khó khăn bủa vây vì đại dịch COVID-19, nhưng những dòng yêu thương từ các mạnh thường quân đổ về khiến nhiều người làm chương trình năm nay vô cùng cảm động.

Tại nhà riêng ở quận 7 (TP.HCM), PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - chủ nhiệm câu lạc bộ "Tiếp sức đến trường" Thừa Thiên Huế, nói rằng đang chật vật vì năm nay có quá nhiều hoàn cảnh ngặt nghèo nộp đơn xin xét học bổng. Suốt gần hai tháng nay, ông Tống cùng nhóm đã gửi hàng trăm lá thư, gọi điện đến từng người, tìm đến từng nhà để có thể vận động được nhiều suất học bổng nhất có thể.

Ông Ngô Văn Đông - tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền, thừa nhận rằng 2020 là một năm đầy khó khăn. Tuy nhiên, ông Đông nói rằng chính trong những dịp khó khăn bủa vây này thì mới thấy hết được ý nghĩa của sự sẻ chia, tình yêu thương. "Dẫu năm nay hiệu quả đạt được không như các năm, nhưng phân bón Bình Điền lẫn các đối tác vẫn luôn ủng hộ chương trình, bởi càng khó khăn thì mới càng ý nghĩa, các em tân sinh viên mới cần mình hơn" - ông Ngô Văn Đông tâm sự.

Ông cũng muốn gửi gắm với các sinh viên: "Cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng các bạn hãy tin tưởng chính những lúc khó khăn này thì tính tương thân tương ái trong xã hội Việt Nam tốt đẹp này mới càng mạnh mẽ. Chỉ mong các em luôn nỗ lực phấn đấu, vượt qua những rào cản để phấn đấu, trước nhất cho bản thân mình, cho gia đình rồi công hiến cho xã hội đất nước".

Tiếp sức đến trường 2020: Có một dòng yêu thương mãi tuôn chảy - Ảnh 3.

Chương trình Tiếp sức đến trường đã giúp rất nhiều tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thực hiện ước mơ, khát vọng đến với giảng đường đại học - Ảnh: DUYÊN PHAN

Mình khó một thì các bạn sinh viên nghèo lại khó mười - đó cũng là trăn trở khiến ông Nguyễn Văn Đạt - chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt - cùng cán bộ, nhân viên công ty cùng tham gia đồng hành cùng chương trình năm nay. 

"Chúng ta phải cố gắng duy trì để các em có cơ hội được tới trường, giúp chính bản thân bạn đó, gia đình đó tốt hơn, rồi xã hội cũng sẽ tốt hơn. Ngoài được tới trường, thì việc tạo ra một nguồn thu nhập ổn định để các em yên tâm học tập cũng là một mục tiêu, động lực mà doanh nghiệp tôi muốn duy trì. Làm sao có thể bỏ lại những trường hợp này được" - ông Nguyễn Văn Đạt chia sẻ.

Tiếp sức đến trường 2020: Có một dòng yêu thương mãi tuôn chảy - Ảnh 4.

Hình ảnh chàng trai mồ côi mẹ Nguyễn Minh Sâm (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) chuẩn bị hành trình với vài ba quyển vở, chiếc áo sờn vai để chuẩn bị đương đầu với hành trình đến giảng đường được đăng trên Tuổi Trẻ như câu chuyện đẹp về nghị lực, bắt đầu cho mùa tiếp sức năm nay. 

Lần lượt, câu chuyện về anh tài xế Võ Đức Tâm nung nấu quyết tâm vào giảng đường khi đã 35 tuổi, hay lá đơn xin gia hạn nộp học phí của Bùi Trương Kim Hồng - học sinh Trường THPT Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) gửi đến Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) cách đây gần 1 tháng… và nhiều, nhiều trường hợp, nghị cảnh khác cũng được đăng tải.

Tiếp sức đến trường 2020: Có một dòng yêu thương mãi tuôn chảy - Ảnh 5.

Bà Nguyễn Thị Hoa xúc động khi kể về bệnh tình của cháu ngoại Phụng Nghi tại chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường đặc biệt mùa COVID-19. Cẩm Tú mồ côi cả cha lẫn mẹ. Em bật khóc kể lại những khó khăn mình đã trải qua để đến với giảng đường đại học - Ảnh: DUYÊN PHAN

Từ đó, một lá thư của ông L. (79 tuổi, ngụ Củ Chi, TP.HCM) gửi đến: "Tòa soạn thân quý. Tôi là một độc giả lão thành, rất tâm đắc với chương trình Tiếp sức những người trò nghèo đi học (Tiếp sức đến trường - PV). Rất cảm ơn tòa soạn cùng nhóm các phóng viên. Cụ thể, bắt đầu từ tháng 10 này, tôi sẽ trích 2 triệu đồng mỗi tháng để góp phần với Võ Đức Tâm chăm sóc người chị khuyết tật, đơn chiếc, bệnh tật ấy. 

Quê tôi ở Củ Chi, nhưng tôi thường có mặt ở trung tâm TP.HCM, nơi trọ của người bạn già thân thiết. Tôi sẽ nhờ bạn liên hệ trực tiếp cháu Tâm, để có thể trao số tiền hỗ trợ giúp Tâm chăm sóc chị mình tốt hơn. Vì tôi điếc rất nặng nên không thể nghe điện thoại được, nhưng mắt còn khá tốt và có thể sử dụng email được, địa chỉ của tôi là… Thân chào quý vị".

Bên cạnh đó, nhiều lời động viên, sẻ chia khích lệ cũng được bạn đọc để lại sau mỗi lần mục Tiếp sức đến trường có bài mới. Như bạn đọc Tư Liên có lời nhắn đến cô gái dung dị Phạm Thị Hiền Lành (huyện Cần Giờ, TP.HCM), rằng: "Con ráng học cho tới khi tốt nghiệp, giữ sức khỏe để phụ ba và anh lo cho em! Bác và bạn bè sẽ giúp thêm".

Trước câu chuyện về hành trình đơn độc giữa rừng núi Nghệ An cho tới ngày trở thành tân sinh viên ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM của Trịnh Thị Thu Sương, bạn đọc Nguyễn Hiếu có chia sẻ: "Với những gì đã vượt qua, tôi tin không còn gì có thể làm khó em được nữa. Chúc em thành công trên đường đời". Nhiều câu chuyện có cùng cảnh ngộ, thậm chí là khó khăn hơn thế cũng được nhiều bạn đọc khác quan tâm, chia sẻ với tâm tình "tôi muốn được giúp em ấy".

Là bạn đọc lâu năm của báo Tuổi Trẻ, cũng là một mạnh thường quân "truyền thống" mỗi mùa Tiếp sức đến trường, ông Lê Trường Phú (đã đổi tên, ngụ Q. Phú Nhuận, TP.HCM), chia sẻ: "Tôi vẫn thường vận động con cháu cắt giảm chi tiêu, để ống heo rồi ủng qua báo Tuổi Trẻ cho các học sinh nghèo. Mình ăn ít đi sẽ chẳng sao, nhưng những em học sinh học giỏi vì cái nghèo mà chẳng thể tới trường được, thương lắm".

Tiếp sức đến trường 2020: Có một dòng yêu thương mãi tuôn chảy - Ảnh 6.

Bà Nguyễn Thị Hương - Ủy viên ban Biên tập báo Tuổi Trẻ (thứ hai từ trái sang) nhận hỗ trợ từ CLB Tiếp sức đến trường Quảng Nam - Đà Nẵng dành cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn - Ảnh: DUYÊN PHAN

Hỗ trợ chỗ ăn ở miễn phí, tặng phương tiện đi lại, đồng hành hết quãng đường 4 năm đại học cùng các bạn sinh viên hoàn cảnh là cách mà nhiều mạnh thường quân của Tiếp sức đến trường vẫn hay làm. Chỉ vừa biết đến chương trình, thế nhưng chính tay bà Lê Thị Hồng Lan (56 tuổi, ngụ Q. Thủ Đức) đã đi chọn từng chiếc áo mới, vận động từng người bạn của mình để có thể giúp đã thêm các tân sinh viên khó khăn. 

"Tôi cũng từng lớn lên trong cái nghèo, cũng từng phải cuốc bộ cả chục cây số để tới trường nên quá rõ nếu không có ý chí, không có nghị lực, chắc chắn các em sẽ chẳng tài nào vượt qua được" - bà Hồng Lan tâm sự.

Tiếp sức đến trường 2020: Có một dòng yêu thương mãi tuôn chảy - Ảnh 7.

Phải từ bỏ con chữ, từ bỏ giấc mộng đổi đời bằng sự học vì cái nghèo, vì hoàn cảnh và điều kiện là điều mà có lẽ chẳng ai mong muốn. Đó cũng là điều trăn trở những người làm chương trình Tiếp sức đến trường của hơn 17 năm qua.

Việc trọ học xa nhà của các sinh viên nghèo khiến cái khó thêm bủa vây lấy. Trong bức tranh màu buồn ấy, những đốm sáng về câu chuyện đẹp của sự sẻ chia lại khiến ai nấy chứng kiến đều ấm lòng. Đó là khi đứng trước những yêu thương của cụ L., anh Võ Đức Tâm - nhân vật trong bài viết 35 tuổi, anh tài xế xe ôm công nghệ vào giảng đường rất xúc động, nhưng không chút do dự ngỏ ý muốn được nhường món quà ân tình to lớn ấy cho một trường hợp khác. 

"Vì mình còn khỏe, còn có thể lăn lộn kiếm ra tiền được, nên nếu suất hỗ trợ đó giành lại cho một bạn sinh viên nhỏ tuổi hơn chắc sẽ giúp đỡ được nhiều hơn thế" - Tâm nói đầy mạnh mẽ, như cách anh đương đầu cùng khó khăn bao năm qua.

Tiếp sức đến trường 2020: Có một dòng yêu thương mãi tuôn chảy - Ảnh 8.

Tháng 5-2020, báo Tuổi Trẻ và Thành đoàn TP.HCM đã trao tặng 211 suất học bổng "Tiếp sức đến trường" cho học sinh, sinh viên vượt khó của khu vực Đông Nam bộ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Từ chối gặp đoàn của chương trình - chuyện ấy đã diễn ra trong chính mùa Tiếp sức đến trường năm nay. Đó là khi chúng tôi hẹn gặp nữ sinh thủ khoa khối C tỉnh Tây Ninh - Nguyễn Thị Kim Thoa. Thoa từ chối không phải vì mình không xứng để nhận học bổng, mà tất cả chỉ xuất phát từ tấm lòng, mong muốn nhường suất đó cho một người bạn đồng thủ khoa khối C hoàn cảnh hơn là Đinh Hương Minh. 

"Hoàn cảnh của Hương rất khó khăn, còn tôi vì đã trải qua bao điều nên chỉ nghĩ là mình sẽ vượt qua, và muốn nhường suất đó cho Hương. Lên thành phố, tôi sẽ kiếm việc làm thêm để trang trải cuộc sống, chắc mọi chuyện cũng sớm ổn thôi" - Thoa bộc bạch.

Tiếp sức đến trường 2020: Có một dòng yêu thương mãi tuôn chảy - Ảnh 9.

Bà Nguyễn Thị Bạch Mai - phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM (trái) cùng ông Lê Thế Chữ - Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ trao học bổng cho các em họ sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tiếp sức đến trường 2020: Có một dòng yêu thương mãi tuôn chảy - Ảnh 10.

CÔNG TRIỆU
DUYÊN PHAN
Kiều Nhi
Bảo SuZu

Xem thêm: mth.31350114151110202-yahc-nout-iam-gnouht-uey-gnod-tom-oc-0202-gnourt-ned-cus-peit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tiếp sức đến trường 2020: Có một dòng yêu thương mãi tuôn chảy”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools